Có nhiều nguyên nhân hình thành mỡ bụng, ví dụ như thiếu tập luyện, chế độ ăn kém cân bằng, căng thẳng, lo âu, thay đổi lối sống, lạm dụng đồ uống có cồn, thiếu ngủ và yếu tố di truyền.
Theo Times of India, có một số cách có thể giúp bạn cải thiện bụng mỡ thành bụng múi.
1. Tập thể dục là điều bắt buộc
Hoạt động thể chất thường xuyên có thể giảm mỡ cơ thể. Nghiên cứu cho thấy cả các bài tập hiếu khí và bài tập rèn luyện sức bền đều giúp giảm mỡ.
Tập tạ, tập cardio (như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, chèo thuyền, bơi, tập aerobic...) sẽ làm giảm mỡ cơ thể, đặc biệt là mỡ bụng.
2. Ngủ đủ giấc
Thừa cân và béo phì có liên quan đến thiếu ngủ. Hãy ngủ 7 - 8 tiếng mỗi đêm để có nền tảng cho việc đốt cháy mỡ thừa hiệu quả lâu dài.
3. Giảm căng thẳng
Nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa căng thẳng và nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau.
Một số người tăng cân do thói quen nhiều hơn khi căng thẳng - do hormone căng thẳng cortisol tăng lên làm kích thích sự thèm ăn.
Tập thể dục, tâm sự với người thân yêu, tập thiền, sắp xếp lại ưu tiên công việc, xin nghỉ phép hoặc theo đuổi một sở thích nào đó có thể giúp bạn giảm căng thẳng.
4. Uống nước thay vì đồ uống có đường
Các nghiên cứu mới đây ủng hộ giả thuyết thay thế đồ uống có đường bằng nước sẽ thúc đẩy giảm cân, từ đó cho phép bạn đốt cháy mỡ thừa và có được bụng múi rõ rệt.
5. Theo dõi chế độ ăn
Nguyên tắc đầu tiên trong hành trình biến bụng mỡ thành bụng mới là tuân thủ một chế độ ăn uống theo quy định.
Trái cây tươi, rau xanh và protein nạc có liên quan đến việc giảm cân và duy trì cân nặng.
Nếu không có một chế độ ăn uống được lên kế hoạch hợp lý, thì dù bạn có tập luyện thế nào và tập bao lâu, bạn cũng không thể đạt kết quả như mong đợi.
Tiêu thụ protein và chất xơ cũng là yếu tố cần thiết để duy trì cân nặng lành mạnh.
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 5 cách biến bụng mỡ thành bụng múi tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].