Trong suốt chiều dài 6 triệu năm lịch sử thế giới, chúng ta đã nghe rất nhiều những câu chuyện về những người đàn ông, thế nhưng có mấy ai biết về những người phụ nữ. Một số câu chuyện về những người phụ nữ "hô mưa gọi gió, một tay che trời" dưới đây có thể khiến bạn phải choáng váng đó!
Trịnh Nhất Tẩu (1775 - 1844)
Trinh Nhất Tẩu tên thật là Thạch Dương, bà là một trong những hải tặc lừng danh nhất trong lịch sử thế giới.
Trịnh Nhất Tẩu hay còn gọi là Trịnh Thị, xuất thân là một kỹ nữ, kỹ danh là Hương Cô. Năm 1801, bà được Trinh Nhất một tên cướp biển khét tiếng lúc bấy giờ lấy về làm vợ. Trong 6 năm đầu chung sống, cặp vợ chồng này tỏ ra rất hợp nhau trong khoản "làm kinh tế". Tiêu biểu là việc họ cùng nhau gây dựng một đế chế hải tặc hùng mạnh, với quyền lực khuynh đảo toàn bộ vùng biển từ phía Nam Trung Quốc lan sang tận Malaysia.
Năm 1807, Trịnh Nhất chết, quyền thừa kế trao cho Trương Bảo, con nuôi của Trịnh Nhất. Vài tuần sau đó, Trịnh Thị và Trương Bảo trở thành người tình của nhau, cùng hợp sức chỉ huy đội thuyền.
Đội quân với hơn 1900 chiến thuyền lớn nhỏ và 50000 thủy thủ thậm chí có mạnh hơn lực lượng hải quân của nhiều quốc gia thời đó.
Vào thời điểm cực thịnh, đôi tình nhân này có đến 200 chiếc thuyền viễn dương, mỗi chiếc có từ 20 - 30 súng thần công, 800 tàu chiến nhỏ gần bờ và có nhiều thuyền đi trên sông. Chiến hạm của Trịnh Thị còn lớn gần gấp đôi tàu Armada của Tây Ban Nha.
Năm 1810, các nước Anh, Bồ Đào Nha, Trung Quốc, tập hợp lại để tấn công đội quân cướp biển của Trịnh Thị. Để tránh đổ máu, Gia Khánh hoàng đế đưa ra lệnh ân xá. Trịnh Thị một mình đám phán với Tổng đốc Quảng Đông, cuối cùng bà cùng 17.000 người đàn ông hạ vũ khí và rời tàu nhưng được phép giữ lại của cải.
Dau đó, bà cùng Trương Bảo rút về đất liền và mở một sòng bạc, năm 1844 Trịnh Thị qua đời, thọ 69 tuổi.
Phoolan Devi (1963 - 2001)
Người phụ nữ này được mệnh danh là "Nữ hoàng kẻ cướp", là một tên cướp người Ấn Độ sau đó trở thành Nghị sĩ.
Bà sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo khó thuộc vùng nông thôn Uttar Pradesh, khi còn nhỏ, Phoolan đã phải chịu đựng đói nghèo và đã có một cuộc hôn nhân tồi tệ trước khi trở thành tội phạm.
Bởi mâu thuẫn gia đình, Phoolan khi đang ở tuổi vị thành niên tìm cách bỏ trốn khỏi gia đình và tham gia một băng cướp.
Khi tham gia băng cướp, bà và một người đàn ông khác nảy sinh tình cảm, tuy nhiên bà là người phụ nữ duy nhất. Chính vì thế đã phát sinh nhiều mâu thuẫn trong các mối quan hệ. Một cuộc đấu súng giữa các thành viên diễn ra.
Người yêu của Phoolan đã bị giết trong cuộc đấu súng đó. Nhóm đối thủ chiến thắng là Rajputs, đã đưa Phoolan đến làng Behmai của họ, giam giữ bà trong một căn phòng, và lần lượt cưỡng bức liên tục trong vài ngày.
Sau đó, bà trốn thoát, trở về phe còn lại và tiếp tục đi cướp bóc. Sau đó băng đảng của Phoolan xuống ngôi làng Behmai để trả thù vì những gì bà đã phải chịu đựng. Hơn hai mươi gã đàn ông từng hại Phoolan đã bị trói thành hàng và bắn chết.
Năm 1983, bà cùng băng cướp quyết định đầu hàng cảnh sát trong một vụ đàn áp. Bà bị buộc tội với 48 tội danh, gồm giết người, cướp bóc, đốt phá, bắt cóc... Phoolan đã trải qua mười một năm tù vì nhiều cáo buộc tại tòa án.
Năm 1994, chính phủ bang Mulayam Singh Yadav thuộc Đảng Samajwadi đã rút tất cả các cáo buộc chống lại Phoolan và bà được thả ra. Sau đó, bà đã tranh cử quốc hội với tư cách là ứng cử viên của Đảng Samajwadi và đã được bầu hai lần.
Năm 2001, bà bị bắn chết tại cổng nhà riêng ở New Delhi bởi những người anh em của đối thủ cũ đã bị băng đảng của bà giết hại.
Nancy Wake (1912 - 2011)
Nancy Wake là một điệp viên trong Thế chiến thứ hai, bà sống với chồng là một nhà tư bản Pháp khi cuộc chiến nổ ra. Wake dần dần bị thu hút bởi những nỗ lực của Pháp chống lại người Đức, và làm việc để đưa mọi người ra khỏi nước Pháp. Bà trở thành nhân vật hàng đầu trong nhóm du kích thời kháng chiến Pháp và một trong những phụ nữ có nhiều chiến công nhất của quân Đồng minh.
Sau sự sụp đổ của Pháp năm 1904, Wake trở thành người đưa tin cho kháng chiến Pháp, sau đó gia nhập mạng lưới thoát hiểm của Đại úy Ian Garrow. Năm 1943, Wake là người mà tướng Gestapo muốn săn tìm nhất, với giá 5 triệu franc cho đầu của bà. Điều này đã buộc Wake phải rời khỏi Pháp để đảm bảo an toàn.
Khi đến Anh, Wake gia nhập Cục chiến dịch đặc biệt nước Anh. Vào ngày 1/3/1944, bà tiến vào vùng đất Pháp bị chiếm đóng gần Auvergne, trở thành người liên lạc giữa London và nhóm du kích địa phương do Đại úy Henri Tardivat đứng đầu. Từ tháng 4/1944 cho đến khi nước Pháp giải phóng, hơn 7.000 người dưới sự chỉ huy của bà đã chiến đấu với người Đức theo nhiều cách khác nhau.
Có thời điểm, Đức đã gửi đi 22.000 binh lính để quét sạch tất cả, thế nhưng bà đã chỉ huy đội quân chống lại độ quân hung hãn kia, gây ra 1.400 thương vong cho nước Đức và chỉ thiệt hại 100 người.
Mary Read và Anne Bonny
Mary Read sinh ra trong một gia đình phức tạp. Mẹ của bà lấy một phù thủy và sinh ra đứa con trai nhưng yểu mệnh. Mary là con của người đàn ông khác khi người chồng phù thủy của bà qua đời.
Tuy nhiên, để lừa tiền trợ cấp từ gia đình người chồng quá cố, bà bắt Mary ăn vận như con trai, điều này không một ai hay biết.
Anne Bonny là kết quả của một cuộc tình không cùng giai cấp của vị luật sư và người giúp việc không được gia đình chấp nhận. Anne bắn cung, cưỡi ngựa giỏi, và cũng thích cải trang thành đàn ông.
Vì cuộc sống mưu sinh xô đẩy, hai người phụ nữ này gia nhập vào đội quân cướp biển. Họ ăn vận như đàn ông, mạnh mẽ, liều lĩnh, chửi thề. Không một ai biết thân phận thực sự của hai người phụ nữ bí ẩn này.
Năm 1721 Calico Jack và đoàn thủy thủ của hắn, trong đó có Anne, bị người Anh bắt giữ. Đoàn thủy thủ bị đưa vào nhà tù ở Spanishtown, Jamaica và bị kết án treo cổ.
Tuy nhiên, trong phiên tòa, hai người bất ngờ nói rằng họ đang có bầu. Luật pháp lúc đó không cho phép treo cổ phụ nữ mang thai cho tới khi họ sinh xong. Nhờ đứa con đang mang trong bụng và tiền đút lót của gia đình vào tay tòa án, hai người đã thoát khỏi cái chết đau đớn trên giàn treo cổ.
Theo Lostbird
Thạch ThảoBạn đang xem bài viết 4 người phụ nữ 'lừng danh vì độ bá đạo' không kém gì đàn ông trong lịch sử thế giới tại chuyên mục Cuộc sống Muôn màu của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].