Cà phê có thể giúp bạn tỉnh táo, cải thiện tâm trạng, mức độ tập trung và hiệu quả hoạt động của não bộ.
Hạt cà phê cũng có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm, giảm nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính.
Uống cà phê giúp não bộ tỉnh táo, tăng cường chức năng não trong thời gian ngắn, cải thiện tâm trạng, sự chú ý, khả năng học tập, thời gian phản ứng và các chức năng tinh thần khác.
Tuy nhiên, bạn chỉ nhận được tất cả những lợi ích sức khỏe này nếu pha cà phê đúng cách.
Dưới đây là 3 sai lầm khi pha cà phê mà bạn cần tránh.
Sai lầm 1: Pha quá nhiều cà phê
Trung bình mỗi người không nên uống quá 2 cốc cà phê/ngày.
250 ml caffeine không gây hại cho bạn, nhưng vượt mức này có thể gây đau bụng, co giật, tăng nồng độ axit trong máu, nhịp tim đập nhanh bất thường, giảm lượng máu đến tim.
Những yếu tố này theo thời gian có thể làm giảm tuổi thọ của bạn. Uống nhiều cà phê cũng có thể làm tăng mức độ lo âu, mất ngủ, khiến bạn thường xuyên mệt mỏi.
Sai lầm 2: Thêm quá nhiều đường
Đường tinh luyện chỉ chứa calo và không chứa chất dinh dưỡng. Thêm quá nhiều đường vào cà phê có thể gây hại sức khỏe.
Tiêu thụ quá nhiều đường có thể dẫn đến suy giảm năng lượng, tăng nguy cơ béo phì và thậm chí là bệnh tiểu đường.
Hãy cố gắng tiêu thụ ít đường hơn, và nếu có thể hãy thay thế bằng các chất tạo ngọt, gia vị lành mạnh khác như đường thốt nốt, bột quế.
Sai lầm 3: Pha cà phê sau 2 giờ chiều
Khi cảm thấy uể oải hoặc mệt mỏi, chúng ta chỉ cần tìm đến một tách cà phê để lấy lại năng lượng và sự tỉnh táo.
Nhưng uống cà phê sau 2 giờ chiều có thể cản trở giấc ngủ, gây khó ngủ. Mất ngủ có thể gây ra một số tác dụng phụ đối với sức khỏe, thậm chí có thể ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ.
Nếu bạn muốn uống cà phê vào chiều tối thì hãy chọn cà phê decaf để giảm tiêu thụ caffeine so với tách cà phê thông thường.
(Theo Times of India)