2 dấu hiệu ở ngực cảnh báo căn bệnh 'sát thủ thầm lặng' ảnh hưởng hơn 20 triệu người Việt

Nếu không được điều trị, căn bệnh này có thể khiến bạn có nguy cơ gặp phải các tình trạng y tế khẩn cấp nguy hiểm như đau tim và đột quỵ.

Theo kết quả điều tra quốc gia các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm năm 2021 (STEPS) tại Việt Nam, ước tính hiện có khoảng 20,2 triệu người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên mắc tăng huyết áp, với tỉ lệ mắc 26,2% (cứ 4 người trưởng thành thì có 1 người mắc).

Tăng huyết áp hay còn gọi là cao huyết áp, lên cơn tăng-xông là một tình trạng bệnh lý mạn tính, trong đó áp lực máu tác dụng lên thành mạch đo được ở động mạch tăng cao.

Tăng huyết áp lâu dài là một yếu tố nguy cơ chính gây tai biến mạch máu não (đột quỵ), bệnh mạch vành, suy tim, rung nhĩ, bệnh động mạch ngoại vi, giảm thị lực, bệnh thận mạn tính và suy giảm trí nhớ. Tăng huyết áp là nguyên nhân chính gây tử vong sớm trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, tăng huyết áp thường không được chú ý và không được chẩn đoán cho đến khi gây ra cấp cứu y tế nghiêm trọng.

Theo tờ Express, trung bình cứ 2 người người bị tăng huyết áp thì có 1 người không nhận ra họ mắc bệnh hoặc không được điều trị.

Điều này là do tăng huyết áp thường không gây ra triệu chứng. Vì vậy, căn bệnh này còn được mệnh danh là "sát thủ thầm lặng".

Tuy nhiên, có một số dấu hiệu cảnh báo đáng để lưu ý.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các triệu chứng có thể xuất hiện nếu huyết áp của bạn "rất cao".

"Hầu hết những người bị tăng huyết áp không cảm thấy bất kỳ triệu chứng nào. Đo huyết áp là cách tốt nhất để biết bạn có bị tăng huyết áp hay không", WHO cho biết.

"Nếu tăng huyết áp không được điều trị, nó có thể gây ra các tình trạng sức khỏe khác như bệnh thận, bệnh tim và đột quỵ."

Nếu huyết áp của bạn là 180/120 trở lên, bạn có thể bắt đầu nhận thấy các triệu chứng.

2 trong số các triệu chứng có thể xuất hiện ở ngực là đau ngực và nhịp tim không bình thường.

tang huyet ap

Tuy nhiên, WHO liệt kê các dấu hiệu tiềm ẩn khác như:

  • Đau đầu dữ dội
  • Chóng mặt
  • Khó thở
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Mờ mắt hoặc các thay đổi về thị lực khác
  • Lo âu
  • Lú lẫn
  • Ù tai
  • Chảy máu cam

WHO lưu ý thêm: "Nếu bạn đang gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số này và bị tăng huyết áp, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

Cách duy nhất để phát hiện tăng huyết áp là nhờ nhân viên y tế đo huyết áp. Đo huyết áp nhanh chóng và không đau.

Mặc dù cá nhân có thể tự đo huyết áp bằng các thiết bị tự động, nhưng tốt nhất nên có nhân viên y tế đánh giá rủi ro và các tình trạng liên quan."

Nguyên nhân tăng huyết áp không phải lúc nào cũng được biết chính xác, nhưng nguy cơ của bạn sẽ tăng lên nếu bạn:

  • Bị thừa cân
  • Ăn quá nhiều muối và không ăn đủ trái cây, rau quả
  • Ít vận động
  • Uống quá nhiều rượu hoặc cà phê (hoặc các loại đồ uống có chứa caffeine khác)
  • Hút thuốc lá
  • Căng thẳng quá mức
  • Trên 65 tuổi
  • Có người thân bị tăng huyết áp
  • Sống ở khu vực khó khăn
  • Mắc bệnh lý nào đó như bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận.

Một số loại thuốc nhất định như thuốc tránh thai và steroid cũng được biết là gây tăng huyết áp.

(Theo Express)

Hoàng Nguyên

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính