Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

11 điều cha mẹ cần làm để học cách lắng nghe và trở thành bạn tâm giao của con

Cha mẹ thường gợi chuyện với con bằng những câu hỏi mà không biết rằng, bí quyết không nằm ở việc bạn hỏi gì – nó nằm ở cách bạn lắng nghe.

cach-lang-nghe-con-tot-hon-2

Cha mẹ thường hỏi con những câu hỏi kiểu như: ‘Hôm nay ở trường thế nào?’ chỉ để nhận câu trả lời: ‘Bình thường ạ’ và câu chuyện đi vào ngõ cụt.

Kỹ năng quan trọng nhất trong việc nói chuyện với bất kỳ ai, kể cả trẻ con, đó là lắng nghe chứ không phải cách trả lời, dạy bảo, đưa ra lời khuyên hay làm không khí bớt căng thẳng.

Con không hề muốn những điều trên từ bạn – thậm chí những điều ấy còn khiến trẻ bối rối và không thể tự tìm ra giải pháp cho mình.

Cái con cần từ bạn là sự tập trung chú ý và đồng cảm. Cùng Gia Đình Mới tìm hiểu những cách bạn có thể làm để trở thành một người biết lắng nghe.

1. Tập trung chú ý vào con

Empty

Đây là khoảng thời gian quý báu của bố mẹ và con cái. Dù không thể hiện ra nhưng trẻ biết bạn có đang thực sự lắng nghe hay không và rất buồn cũng như mất niềm tin khi bạn thực ra đang mải việc khác.

Hãy gạt những mối lo trong đầu sang một bên. Thậm chí bạn có thể tắt điện thoại – trẻ sẽ luôn ghi nhớ và biết ơn vì bố mẹ đã tắt điện thoại để lắng nghe mình.

2. Gợi mở thay vì chấm dứt hội thoại

Những câu gợi mở hội thoại công nhận và phản ánh lại cảm xúc của người nghe mà không phán xét hay gợi ý.

Chúng cũng hiệu quả hơn những câu hỏi trực tiếp, giúp con bạn thoải mái mở lòng với bạn.

Câu hỏi thường khiến cho người kia bị động và vào thế phòng thủ, nhất là khi bắt đầu bằng ‘Tại sao?’

Những câu gợi mở hội thoại

  • ‘Con có vẻ giận anh/em…’
  • ‘Con có vẻ lo lắng về chuyến tham quan hôm nay…’ 
Empty

 

Những câu chấm dứt hội thoại

  • ‘Con phải cố gắng hòa thuận với anh/em chứ!’
  • ‘Đừng có lo lắng linh tinh, đã nộp tiền rồi thì phải đi tham quan chứ!’

Câu hỏi:

  • ‘Sao con cãi nhau với anh/em?’
  • ‘Sao con không muốn đi tham quan?’

3. Dùng những câu diễn tả cảm xúc của con

Bạn không nên nói nhiều, chỉ vừa đủ để tạo cho con cảm giác an toàn và muốn mở lòng. Hãy thử những câu như:  

  • ‘Chắc con xấu hổ/bực mình/khó chịu/đáng sợ lắm’.
  • ‘Nếu là bố/mẹ chắc cũng sẽ rất buồn’.
  • ‘Bảo sao con buồn’.
  • ‘Hôm nay không mấy suôn sẻ nhỉ?’
  • ‘Bố/mẹ xin lỗi vì không thể ở bên cạnh con lúc đó’.

4. Đồng cảm thay vì hỏi dò

Empty

 ‘Kể cho bố/mẹ nghe cảm giác của con nào’ không phải là một câu thể hiện sự đồng cảm.

Đồng cảm là nhìn cử chỉ, nét mặt của con và đoán tâm trạng qua những câu như: ‘Hôm nay con có vẻ buồn’ hoặc ‘Hôm nay con ít nói thế’, theo sau là một nụ cười ấm áp – như vậy sẽ khuyến khích con mở lòng với bạn.

5. Đừng dồn ép con

Trẻ thường mở lòng nhiều hơn khi bạn không nhìn vào chúng. Trẻ có thể cảm thấy thoải mái hơn khi nói chuyện lúc ngồi trên xe, rửa bát hoặc đi bộ cùng bạn.

Đôi khi, lúc bạn tắt đèn và chúc con ngủ ngon, trẻ đột nhiên tâm sự với bạn.

6. Đừng bắt đầu cuộc hội thoại bằng cách cố gắng làm con vui lên

Bảo con đừng buồn hoặc cố gắng chọc cho con vui lên chỉ làm cho tình hình tồi tệ hơn: trẻ sẽ cảm thấy yếu đuối, vô dụng mà vấn đề kia không được giải quyết triệt để.

Thay vào đó, bạn hãy thừa nhận và trân trọng những cảm xúc của con. Một khi trẻ có cơ hội nhận ra, chấp nhận và thể hiện cảm xúc đó, con sẽ tự khắc vui lên.

Ngược lại, nếu con kìm nén cảm xúc, đến một lúc trẻ có thể sẽ ‘nổ tung’, dẫn đến những hậu quả khôn lường.

7. Đừng bắt đầu giải quyết vấn đề

Mục tiêu của bạn là giúp con vượt qua tâm trạng buồn bã để bắt đầu tự nghĩ về hướng giải quyết chứ không phải giải quyết hộ con.

Khi con trải lòng những cảm xúc, hãy lắng nghe và đồng cảm, thay vì tiếp lời con bằng những giải pháp.

Để làm điều này, các bậc cha mẹ sẽ cần kiểm soát nỗi lo lắng của mình về vấn đề của con.

8. Không ‘lên lớp’ trẻ

Empty

Có những lúc bạn rất muốn dạy con một bài học cuộc sống nào đó nhưng thực chất, trẻ học nhiều nhất thông qua việc tự lắng nghe bản thân nói chuyện và đưa ra kết luận của riêng mình.

Khi bạn ‘lên lớp’ con, trẻ sẽ thu mình lại. Nếu bạn muốn cho con biết mình đang lắng nghe, chỉ cần nói những âm ngắn như ‘Ừm’, ‘à’, v.v.

9. Phản ứng phù hợp với tâm trạng trẻ

Đừng làm quá lên khi con đang buồn nhưng cũng không nên tỏ vẻ thờ ơ và cho rằng đó chỉ là chuyện nhỏ.

Mấu chốt ở đây là cho con biết rằng, dù không nói ra nhưng bạn hiểu những gì con đang trải qua và tin rằng chuyện này rồi sẽ qua và cuộc sống sẽ lại tốt đẹp.

10. Kiểm soát cảm xúc của bạn

Nếu con chia sẻ điều gì với bạn làm bạn cảm thấy lo lắng, hãy dừng lại, hít thở sâu để bình tĩnh.

Con rất cần sự giúp đỡ của bạn lúc này chứ không phải một lời phê bình hay chỉ trích.

Ví dụ, khi con trở về nhà và nói: ‘Con ghét cô A! Hôm nay cô ghi con vào sổ đầu bài!’, đừng nói với con: ‘Tại sao lại thế?’ hoặc ‘Chắc con phải làm gì sai thì cô mới phạt chứ?’

Empty

Nếu bạn cảm thấy có trách nhiệm (‘Đáng nhẽ mình không nên cho con học cái trường này!’ hoặc lo lắng (‘Không thể tin con mình lại bị như vậy!’), hãy bình tĩnh và gạt cảm xúc của mình sang một bên.

Chuyện này không liên quan đến bạn và sự tức giận của bạn không có ích lợi trong lúc này. Bạn có thể giải quyết cảm xúc của mình sau. Điều quan trọng nhất bây giờ là giúp con vượt qua những cảm xúc tiêu cực và có thể tự đưa ra một giải pháp phù hợp.

11. Hãy nhớ mọi hành động của con bạn đều mang một thông điệp

Ngay cả những đứa trẻ ít nói cũng muốn được chia sẻ cảm xúc với bố mẹ. Hãy chấp nhận cách thể hiện của con.

Đó có thể là một cái bắt tay, đập tay, một cái ôm hoặc nhìn sâu vào mắt bố mẹ, v.v. – hãy chú ý đến những cử chỉ này để biết khi nào con muốn nói chuyện với bạn.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính