1. Dùng hoặc để điện thoại ngoài trời trong thời tiết nắng nóng
Trong thời tiết nắng nóng, tránh để điện thoại tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc bỏ lại trong xe ô tô, cốp xe máy.
Ngoài ra khi chúng ta ăn uống ngoài trời và để điện thoại trên bàn, hay chụp ảnh bằng điện thoại khi ở bãi biển cũng có thể làm điện thoại bị nóng quá mức.
Nếu nhiệt độ ngoài trời quá 35 độ C, bạn nên tránh dùng điện thoại dưới ánh nắng trực tiếp.
2. Để điện thoại gần máy tính, máy tính bảng hoặc điện thoại khác
Khi ở nơi làm việc, chúng ta thường đặt điện thoại, máy tính, máy tính bảng gần nhau. Thậm chí sau khi sử dụng xong, chúng ta lại cất chúng vào chung một túi.
Nếu có thiết bị nào bị nóng lên, thì chúng có thể truyền nhiệt sang thiết bị khác, làm thay đổi nhiệt độ thiết bị và ảnh hưởng tuổi thọ, độ bền của chúng. Do đó nên tách riêng các thiết bị điện tử này ra.
3. Mang điện thoại trong túi quần
Nhiệt độ cao kết hợp với thân nhiệt của bạn có thể làm điện thoại bị nóng quá mức. Do đó bạn không nên mang điện thoại trong túi quần liên tục, đặc biệt trong thời tiết nắng nóng.
4. Không chú ý các hoạt động của điện thoại
Điện thoại cũng như chiếc máy tính nhỏ nhưng không có quạt tản nhiệt, nên các thành phần trong điện thoại dễ bị nóng lên.
Nếu gặp tình trạng này, hãy tắt bớt các chức năng, hoạt động không cần thiết như GPS, cập nhật nền vì chúng làm tiêu hao năng lượng của điện thoại.
5. Không tháo ốp điện thoại
Ốp điện thoại bảo vệ thiết bị khỏi bị rơi hay hư hại do bên ngoài tác động. Tuy nhiên không phải loại ốp nào cũng phù hợp để điện thoại tản nhiệt tốt.
Nếu điện thoại bị nóng hơn bình thường, bạn hãy thử tháo ốp điện thoại. Bạn cũng có thể làm điều này khi sạc pin điện thoại.
6. Không tắt các kết nối không dây
Khi chúng ta ở nơi tín hiệu Wi-Fi hay Bluetooth kém, điện thoại sẽ cố gắng tìm kiếm mạng hoặc các thiết bị khác để kết nối.
Nếu điện thoại bắt đầu nóng lên, hãy tắt các kết nối không dây để điện thoại điều hòa nhiệt độ trở lại.
7. Không chú ý chế độ mà điện thoại yêu cầu
Nếu điện thoại bị nóng, hãy thử đặt chế độ nền tối để giảm công việc cho màn hình và giảm sinh nhiệt.
Một mẹo khác là kích hoạt chế độ máy bay để giảm sự hoạt động của điện thoại.
8. Dùng các ứng dụng đòi hỏi điện thoại làm việc quá nhiều
Nếu bạn thích chơi game trên điện thoại hay xem những bộ phim dài, điều này có thể làm điện thoại bị nóng hơn mức bình thường.
Sử dụng màn hình quá nhiều bắt bộ xử lý hoạt động nhiều hơn, sinh nhiệt nhiều hơn trong quá trình này.
9. Sạc điện thoại sai cách
Cách vấn đề với pin sạc là nguyên nhân phổ biến nhất làm điện thoại bị nóng quá mức.
Bạn nên tránh dùng điện thoại khi đang sạc, dùng củ sạc không phù hợp hay đặt điện thoại dưới gối hoặc trên các bề mặt khó thoáng khí.
10. Không cập nhật điện thoại và ứng dụng
Cố gắng cập nhật điện thoại và ứng dụng, vì trong nhiều trường hợp, các bản cập nhật này phục vụ để sửa một số lỗi và cải thiện các quy trình hoạt động. Các lỗi này có thể là một phần nguyên nhân làm điện thoại bị nóng.
Ngoài ra, hãy tập thói quen dọn dẹp các ứng dụng bạn không sử dụng. Có thể một số ứng dụng đang chạy ở chế độ nền, khiến bộ xử lý và pin điện thoại phải làm việc nhiều hơn.
Làm gì khi điện thoại bị nóng quá mức?
- Tắt điện thoại, để máy nghỉ ngơi cho đến khi trở về nhiệt độ bình thường.
- Đặt cạnh quạt hoặc trong phòng có điều hòa.
- Không bao giờ cho điện thoại vào tủ lạnh để làm nguội, vì sự thay đổi nhiệt độ đột ngột về lâu dài có thể gây hại nhiều hơn. Bên cạnh đó hơi nước có thể ngưng tụ bên trong, làm ẩm điện thoại.
(Theo Bright Side)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 10 sai lầm làm điện thoại bị nóng quá mức, smartphone sớm biến thành 'cục gạch' tại chuyên mục Kỹ năng sống của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].