1. Phù chân
Phù bàn chân, mắt cá chân, cẳng chân có thể là dấu hiệu suy tim, tim không thể bơm máu hiệu quả.
2. Mệt mỏi
Bác sĩ phẫu thuật tim Manish Hinduja đến từ bệnh viện Kokilaben Dhirubhai Ambani, Ấn Độ cho biết:
"Cảm giác mệt mỏi quá mức, nhất là không phải do vận động quá sức hay thiếu ngủ, có thể là dấu hiệu bệnh tim".
3. Thở dốc
Khó thở, thở dốc, đặc biệt khi vận động thể chất hoặc khi đang nghỉ ngơi, có thể là dấu hiệu bệnh tim như suy tim hoặc tắc động mạch vành.
4. Khó chịu ở ngực
Phần lớn chúng ta đều biết rằng những cơn đau nghiêm trọng ở ngực là dấu hiệu của đau tim, nhưng cảm giác đau nhẹ hoặc không thoải mái ở ngực như là nóng rát ngực, nặng ngực, tức ngực cũng có thể cảnh báo vấn đề về tim.
5. Rối loạn nhịp tim
Tim đập nhanh, đánh trống ngực hoặc cảm giác tim bị lỗi nhịp có thể cảnh báo nhịp tim bất thường, liên quan đến bệnh tim.
6. Chóng mặt, ngất xỉu
Đột ngột chóng mặt, đầu óc quay cuồng hoặc ngất xỉu có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó có rối loạn nhịp tim, nên thăm khám bác sĩ.
7. Tăng cân không rõ nguyên nhân
Tăng cân nhanh và không rõ nguyên nhân, nhất là đi kèm với sưng phù và khó thở, có thể là dấu hiệu của bệnh tim.
8. Đổ mồ hôi lạnh
Đổ mồ hôi lạnh, đặc biệt đi kèm dấu hiệu khó chịu ở ngực, khó thở, có thể là dấu hiệu của cơn đau tim.
9. Buồn nôn, khó tiêu
Thường xuyên buồn nôn, nôn, khó tiêu, đặc biệt không liên quan tới lựa chọn thực phẩm, có thể là do liên quan tới vấn đề về tim mạch.
10. Đau hàm, đau lưng trên, đau cổ
Cơn đau ở hàm, cổ, lưng trên có thể liên quan tới vấn đề về tim, nhất là ở phụ nữ.
Lưu ý rằng, những dấu hiệu trên không phải lúc nào cũng là dấu hiệu bệnh tim.
Tuy nhiên, nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu nào trong số này, cần khám bệnh để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.
(Theo Times of India)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 10 dấu hiệu tưởng bình thường nhưng có thể cảnh báo bệnh tim tại chuyên mục Các bệnh của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].