1. Không sử dụng những từ tổng quát và chung chung để tránh tạo ấn tượng xấu về bạn
Khi bạn nhận thấy mình đã mắc lỗi, việc lặp lại lỗi của mình không có tác dụng tích cực và chỉ làm người khác cảm thấy tồi tệ hơn về bạn. Thay vào đó, hãy sử dụng cách diễn đạt nhẹ nhàng và đừng quên biết ơn người khác vì đã thông cảm và lý giải cho bạn.
2. Đưa ra thông tin về thời gian, ngày tháng cụ thể
Việc trình bày thông tin về thời gian, ngày tháng một cách rõ ràng và cụ thể sẽ làm cho lời nói của bạn có sức thuyết phục hơn.
3. Sử dụng từ "Và" thay vì "Nhưng"
Từ "nhưng" thường sẽ phủ định hết những gì bạn nói trước đó và gây khó chịu cho người nghe. Vì vậy, hãy sử dụng từ "và" để bày tỏ quan điểm một cách khéo léo hơn.
4. Đặt các câu hỏi mở
Thay vì đặt các câu hỏi có thể trả lời bằng "có" hoặc "không", hãy sử dụng các câu hỏi mở hơn, yêu cầu thông tin chi tiết về thời gian và cách thức mà việc bạn muốn xảy ra, để người nghe có đủ thông tin cần thiết.
5. Cho người nghe biết rằng bạn cũng đang cố gắng giải quyết vấn đề
Thay vì đổ lỗi cho người khác, hãy cho họ biết rằng bạn cũng đang nỗ lực giải quyết vấn đề mà cả hai đang đối mặt.
6. Tránh sử dụng cấu trúc câu tiêu cực
Hãy biến các câu có ngữ khí tiêu cực thành tích cực hơn. Diễn đạt những gì bạn muốn một cách rõ ràng và logic.
7. Bắt đầu yêu cầu hoặc đề nghị của bạn bằng cụm từ "Làm ơn", "Làm phiền", "Tôi sẽ rất cảm kích nếu..."
Sử dụng những cụm từ như vậy không khó để thể hiện lịch sự và tôn trọng đối tác của bạn.
8. Ngay cả khi phản đối ai đó, hãy phản đối mang tính xây dựng
Hãy tránh phủ nhận một cách quá mức và thô lỗ. Bạn có thể tìm ra nhiều cách khác để biểu đạt sự không đồng ý của mình.
9. Sử dụng cụm từ "chưa được" hoặc "chờ..." thay vì chỉ nói "không"
Từ "không" mang nghĩa phủ định tuyệt đối , thường làm mất hứng thú trong cuộc trò chuyện và cho người nghe cảm giác bạn không tôn trọng họ và không muốn tiếp tục cuộc trò chuyện.
10. Lôi kéo người khác bằng dùng đại từ nhân "Bạn" hoặc "Chúng ta"
Sử dụng các từ này sẽ giúp đối phương cảm thấy liên quan đến cuộc trò chuyện và tăng sự chú ý của họ.
(Theo Bright Side)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 10 cách nói chuyện thuyết phục bất kỳ ai, người càng khôn khéo càng phải học tại chuyên mục Kỹ năng sống của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].