Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần, chỉ số tia cực tím ở mức cao, làm gì để giảm tác hại?

Nhiệt độ cả nước có xu hướng tăng cao trong những ngày tới, chỉ số cảnh báo tia cực tím (UV) có giá trị từ 7 - 9 tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM, nguy cơ gây hại cho cơ thể.

Tác hại của tia cực tím với cơ thể

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, nhiệt độ cả nước có tăng cao trong những ngày tới, nắng nóng gay gắt diện rộng, nhiều nơi nhiệt độ trên 40 độ C, ngoài trời có thể lên 46 độ C.

Đặc biệt, trong các ngày 18 - 19/5, chỉ số cảnh báo tia cực tím (UV) có giá trị từ 7 - 9 tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh, ứng với mức ảnh hưởng nguy cơ gây hại cao với cơ thể con người khi tiếp xúc trực tiếp ánh nắng trong đợt nắng nóng gay gắt này.

  Nhiệt độ ngoài trời có thể lên đến hơn 40 độ C trong những ngày cuối tuần. Ảnh minh họa

Nhiệt độ ngoài trời có thể lên đến hơn 40 độ C trong những ngày cuối tuần. Ảnh minh họa

Nói về tác hại của tia cực tím đối với sức khỏe, bác sĩ Nguyễn Thu Hương, phụ trách phòng khám da liễu, Bệnh viện ĐK Đống Đa cho biết, tác hại cấp tính phổ biến nhất là cháy nắng do tiếp xúc quá mức trong thời gian ngắn.

Nhất là khi nắng nóng đỉnh điểm có thể gây say nắng hoặc say nóng, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Với làn da của con người, khi tiếp xúc với tia cực tím tích lũy, tức việc phơi nắng khi tia UV cao xảy ra thường xuyên và kéo dài, có thể dẫn đến lão hóa da sớm, đặc biệt là ung thư da.

Làm gì để bảo vệ da khỏi tác hại của tia cực tím?

Để phòng ngừa những tác hại khôn lường từ tia cực tím, bác sĩ Hương khuyến cáo người dân cần chủ động các biện pháp để bảo vệ cơ thể.

  Cần che chắn, bảo hộ khi ra ngoài trời nắng để giảm tác hại của tia cực tím đối với sức khỏe. Ảnh minh họa

Cần che chắn, bảo hộ khi ra ngoài trời nắng để giảm tác hại của tia cực tím đối với sức khỏe. Ảnh minh họa

- Chủ động cập nhật dự báo thời tiết

- Hạn chế ra nắng giờ cao điểm 10 – 16 giờ vì đây là thời điểm tia cực tím mạnh nhất

- Khi ra nắng cần đảm bảo các biện pháp chống nắng: sử dụng kém chống nắng (lựa chọn loại kem chống nắng có quang phổ rộng (broad spectrum) đủ khả năng chống lại tia UVB (SPF), UVA (PA).

Nên bôi lại kem chống nắng sau mỗi 2 giờ đồng hồ giờ hoặc sau khi bạn tiếp xúc với nước để đảm bảo hiệu quả bảo vệ da.

Có thể sử dụng viên uống chống nắng phối hợp để bảo vệ da, kính mắt có tác dụng chống tia UV, đội mũ, quần áo chống nắng,...

- Uống đủ nước, ăn rau củ quả tươi, nước ép trái cây giàu vitamin giúp làm mát, tăng sức đề kháng cho cơ thể

- Ưu tiên sử dụng áo chống nắng, mũ rộng vành: Đây được cho là biện pháp chống nắng cơ học hiệu quả, rẻ tiền mà ai cũng làm được.

Khi đi ra ngoài trời nắng, hãy mặc áo dài tay, đeo khẩu trang, đội mũ rộng vành, đeo kính râm. Làm như vậy sẽ giúp ngăn cản sự tác động của tia cực tím tới làn da.

Linh Nhi

Tin liên quan

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính