Báo Điện tử Gia đình Mới

Vì sao trẻ hay có thói quen tự đập đầu vào tường và cách xử lý

Nhiều cha mẹ có thể lo lắng và sợ hãi khi thấy bé cố tình tự đập đầu vào tường và không biết làm cách nào để giúp đỡ con. May mắn là trong đa số trường hợp, đây không phải dấu hiệu nghiêm trọng và chỉ là một cách để trẻ thể hiện bản thân.

Dưới đây là một số lý do khác nhau giải thích vì sao trẻ sơ sinh hay tự đập đầu và cách để cha mẹ xử lý.

1. Trẻ có thể muốn thu hút sự chú ý

Vì sao trẻ hay có thói quen tự đập đầu vào tường và cách xử lý 0

Trẻ sơ sinh thường tự đập vào đầu mình để gây sự chú ý. Do cha mẹ sẽ chú ý đến trẻ khi trẻ tự đánh mình nên hành vi này sẽ nhanh chóng trở thành thói quen lặp đi lặp lại.

Cha mẹ nên làm gì: Khi hành vi này xảy ra, cha mẹ thường ngay lập tức phản ứng để giải cứu con, tuy nhiên cách tốt nhất là không nên làm lớn chuyện.

Thay vào đó, hãy tạo ra một môi trường sống an toàn để bảo vệ trẻ khỏi bất kỳ thương tích nào bằng cách di chuyển giường ra xa tường hoặc loại bỏ những đồ vật mà trẻ có thể dùng để gây thương tích cho chính mình.

2. Đây có thể là một cách tự xoa dịu

Vì sao trẻ hay có thói quen tự đập đầu vào tường và cách xử lý 1

Để xoa dịu và thư giãn, trẻ có thể thực hiện một số chuyển động theo nhịp điệu, chủ yếu trước khi đi ngủ. Theo một số nhà nghiên cứu, đó là phương pháp tự kích thích và tự xoa dịu cho trẻ sơ sinh.

Cha mẹ nên làm gì: Giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề này là xây dựng một thói quen tự xoa dịu bản thân để giúp trẻ dễ ngủ hoặc ngủ lại sau khi tỉnh giấc lúc nửa đêm mà không cần đập đầu vào tường, ví dụ như cho trẻ lên giường khi đang buồn ngủ nhưng chưa chìm vào giấc ngủ.

3. Đây có thể là một cách thể hiện cảm xúc

Vì sao trẻ hay có thói quen tự đập đầu vào tường và cách xử lý 2

Nhờ một số nghiên cứu về trẻ sơ sinh trong vài thập kỷ qua, chúng ta bắt đầu hiểu rằng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất giàu cảm xúc. Nhưng vì chưa thành thạo việc diễn đạt cảm xúc bằng ngôn ngữ nên trẻ có thể bộc lộ cảm xúc bằng hành động, ngay cả là hành động tự làm đau bản thân.

Về cơ bản, điều này có thể cho thấy rằng trẻ có nhiều cảm xúc mà chúng không biết cách đối phó.

Cha mẹ nên làm gì: Nếu bạn muốn khuyến khích trẻ thể hiện bất kỳ cảm xúc nào như hạnh phúc, buồn bã, phấn khích hay tức giận, hãy cùng trẻ chơi trò đóng kịch. Đây là một cách tốt nhất để dạy trẻ biết tự điều chỉnh cảm xúc.

4. Đây có thể là một vấn đề phát triển tiềm ẩn

Vì sao trẻ hay có thói quen tự đập đầu vào tường và cách xử lý 3

Nhìn chung, bạn không cần phải lo lắng khi bạn nhìn thấy con từ 1 đến 3 tuổi tự đánh mình, nhưng trong một số trường hợp hiếm hoi, hành vi đập đầu liên tục có thể liên quan đến chứng rối loạn phát triển thần kinh như tự kỷ.

Cha mẹ nên làm gì: Để bạn phân biệt nguyên nhân này với các nguyên nhân khác, hãy quan sát tần suất và thời điểm con cố tình đập đầu. Nếu bạn nhận thấy điều này xảy ra trước khi đi ngủ thì có thể là dấu hiệu bình thường.

Tuy nhiên nếu bạn nhận thấy các triệu chứng khác đi kèm, hoặc việc đập đầu của trẻ trở nên mất kiểm soát, hãy liên hệ với bác sĩ nhi khoa để nhận được một số câu trả lời về tình trạng này.

Lưu ý: Bài viết này chỉ nhằm  mục đích cung cấp thông tin. Chỉ bác sĩ mới có thể đưa ra chẩn đoán về chứng tự kỷ hoặc bất kỳ rối loạn phát triển thần kinh nào khác, vì vậy tốt nhất bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ trước khi đưa ra bất kỳ giả định nào!

(Theo Bright Side)

Hoàng Nguyên/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO