Báo Điện tử Gia đình Mới

5 cách giúp con chấp nhận cha/mẹ kế

Vượt qua sự mất mát hoặc ly hôn của cha mẹ có thể rất khó khăn đối với một đứa trẻ. Khi phải chấp nhận một người mới thế chỗ cha/mẹ ruột của mình, trẻ có thể khó chịu, buồn bã hoặc có thái độ thiếu tôn trọng.

Điều này có thể là do con đã có những giả định về cha/mẹ kế, khiến con thêm sợ hãi, lo lắng, quan niệm sai lầm trong giai đoạn khó khăn này.

Có một thực tế là trẻ em thường khó hòa nhập với gia đình kế hoặc cha/mẹ kế.

Tuy nhiên bạn có thể giúp con hòa nhập tốt hơn bằng cách quan tâm đến nhu cầu, mong muốn và những hoài nghi của con.

Hãy cho con không gian riêng để khám phá bản thân, đồng thời dành thời gian giúp con làm quen.

Dưới đây là một số bước bạn cần làm để khuyến khích con chấp nhận cha/mẹ kế.

5 cách giúp con chấp nhận cha/mẹ kế 0

1. Động viên con

Rất khó để trẻ nhỏ hiểu được về cái chết. Đôi khi trẻ có thể cho rằng mình đã làm gì sai hoặc không yêu cha/mẹ đủ nhiều và dẫn tới sự ra đi của họ.

Đôi khi sự đau buồn sau sự qua đời của cha/mẹ có thể ảnh hưởng quá trình phát triển của trẻ.

Để kiểm soát và trung hòa tình huống này, bạn có thể giúp con nhớ lại những khoảnh khắc vui vẻ với cha/mẹ. Điều này sẽ giúp an ủi con và không làm con nghĩ rằng người đã khuất sẽ bị lãng quên mãi mãi.

Đây là cách chữa lành và giúp con mở lòng để chấp nhận người cha/mẹ mới.

2. Nói chuyện với con

Hãy dành thời gian nói chuyện thẳng thắn với con, để con chia sẻ về sự thất vọng, khó chịu, sợ hãi, lo lắng của con mà không ngắt lời con.

Hãy trấn an con và nói với con rằng tình yêu bạn dành cho con không bao giờ phai nhạt dù có thành viên mới gia nhập vào gia đình mình.

Hãy làm sáng tỏ mọi quan niệm sai lầm của con về cha/mẹ kế, và cho con biết cha/mẹ kế cũng sẽ yêu thương, động viên và uốn nắn con như mọi phụ huynh vẫn làm.

3. Giúp họ đối phó với lo âu

Nếu con bị lo âu, căng thẳng quá mức do sự mất mát hoặc cuộc ly hôn của cha mẹ, hãy tìm kiếm sự trợ giúp từ các thành viên khác trong gia đình, những người gần gũi với con bạn hoặc thậm chí là chuyên gia y tế trong trường hợp nghiêm trọng.

Sự hỗ trợ của gia đình và bạn bè có thể giúp con bạn dễ dàng đối phó với căng thẳng, và các bác sĩ có thể cung cấp trợ giúp y tế và điều trị để khắc phục tình trạng này.

4. Khuyến khích các hoạt động gắn kết giữa con và cha/mẹ kế

Hãy khuyến khích con và người bạn đời của bạn dành thời gian cho nhau. Để cha/mẹ kế tự kể chuyện trước khi đi ngủ hoặc đón hoặc tan trường.

Điều này sẽ cho phép con chia sẻ những thẳng, thất vọng và khó chịu với cha/mẹ kế, để họ có thể theo đó mà cư xử khôn khéo.

Điều này ban đầu có thể khó khăn, nhưng dần dần trẻ sẽ thích nghi với cuộc sống mới.

5. Có thời gian chung cho cả gia đình

Hãy sắp xếp thời gian cho cả gia đình bên nhau vào buổi tối, cuối tuần hay kỳ nghỉ lễ.

Hãy đưa con đến gặp họ hàng của thành viên mới trong gia đình. Hãy cùng nhau đi công viên, khu vui chơi hay những điểm đến độc đáo khác. Điều này có thể cải thiện tâm trạng của con. 

Để con tận hưởng điều con thích bên cha/mẹ mới là bước quan trọng trong quá trình gắn kết.

(Theo Times of India)

Hoàng Nguyên/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO