Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Vì sao trẻ 'bám' bố hơn mẹ hoặc ngược lại và cách giải quyết cho phụ huynh

Theo một khảo sát tiến hành bởi website Parents, 90% ông bố bà mẹ cho biết con mình "bám" một trong hai người, bố hoặc mẹ, hơn người còn lại.

Nếu bạn cũng rơi vào tình huống tương tự thì đừng buồn hay nghi ngờ kỹ năng làm cha mẹ của mình. Việc trẻ thích chơi với bố hơn mẹ hoặc mẹ hơn bố ở những giai đoạn phát triển nhất định là hoàn toàn bình thường.

Trẻ con có thực sự thiên vị bố hoặc mẹ hơn người kia?

Vì sao trẻ 'bám' bố hơn mẹ hoặc ngược lại và cách giải quyết cho phụ huynh 0

Bạn có từng để ý thấy con bạn thích chơi với chồng/vợ bạn hơn là bạn chưa? Nếu con bạn chỉ thích chồng/vợ bạn mặc quần áo, cho ăn, đọc sách cho bé, dù bạn cũng đang ở ngay đó, thì bạn đang phải đối mặt với vấn đề chung của nhiều cha mẹ.

Tin tốt là sự thiên vị đó của trẻ là điều bình thường, mang tính tức thời và không hề liên quan đến việc bạn có phải cha mẹ tốt hay không.

Vì sao điều này lại xảy ra?

Trẻ em và thanh thiếu niên có những sự thiên vị nhất định ở những giai đoạn khác nhau trong cuộc đời vì nhiều lý do khác nhau.

Với trẻ sơ sinh, thích bám một người hơn người kia là một giao đoạn phát triển lành mạnh và cần thiết. Mục đích của giai đoạn này là để tìm ra người dành cho trẻ sự quan tâm, chăm sóc nhiều nhất. Nhưng khi trẻ đến độ tuổi phát triển cảm xúc hay dậy thì, việc bị "cho ra rìa" có thể xảy ra thay đổi qua lại giữa bố và mẹ.

Đừng phiền muộn vì điều này

Trong trường hợp này thì "mặc kệ" là lựa chọn tốt nhất. Người bố/mẹ càng cố gắng để con "bám" mình sẽ càng khiến con có xu hướng ngược lại. Hãy nhớ đây chỉ là một giai đoạn bình thường trong sự phát triển của con và nó sẽ sớm chấm dứt.

Bình tĩnh, kiên nhẫn và cứ tận dụng thời gian rảnh bạn có để đi dạo, gặp gỡ bạn bè trong khi người còn lại đang bận bịu với con.

Đảm bảo thời gian một - một giữa cả bố/mẹ với con

Nếu bạn là người được con yêu thích hơn, hãy đảm bảo là bạn cho vợ/chồng mình cũng có cơ hội chơi đùa riêng với con. Nhiều khi có trường hợp là một người chuyên chơi đùa với con trong khi người còn lại phải làm hết việc nhà.

Nếu bạn nhận thấy có sự bất công này trong gia đình, hãy thử thay đổi thói quen của cả nhà, để bạn và vợ/chồng đều có cơ hội dành thời gian chơi với con.

Cùng làm những hoạt động cả gia đình

Vì sao trẻ 'bám' bố hơn mẹ hoặc ngược lại và cách giải quyết cho phụ huynh 1

Các hoạt động nhóm sẽ rất tuyệt vời vì mọi thành viên gắn bó với nhau hơn và không có ai bị "cho ra rìa". Hãy chọn một thời gian cố định cho hoạt động gia đình, chẳng hạn bố mẹ luân phiên đọc sách cho con. Cho dù là những hoạt động nhóm chỉ trong 10 phút cũng có thể làm cho gia đình gắn bó hơn và giúp trẻ chú ý đến người bố/mẹ ít được "bám" hơn.

Duy trì sự gắn bó với con

Hãy tạo nên những hoạt động của riêng bạn và con, chẳng hạn đi chơi ở chỗ con thích, đếm sao trước khi đi ngủ, vân vân.

Nói chuyện với vợ/chồng

Cho dù bạn là người bố/mẹ được con yêu thích hơn hay là người bị "cho ra rìa", thì vợ/chồng bạn có thể không nhận thức được cảm xúc của bạn.

Thay vì giữ nó trong lòng, hãy nói chuyện với vợ/chồng bạn và lên kế hoạch để cân đối mối quan hệ gia đình và làm mọi người đều thoải mái.

So sánh cách làm cha mẹ của cả hai

Đôi khi sự thiên vị của trẻ xuất phát từ cách làm cha mẹ của bạn và bạn đời. Ví dụ một người thoải mái, dễ chịu hơn còn một người nghiêm khắc hơn.

Bất kể là cách dạy dỗ nào, bạn hãy cho con thấy tình yêu thương và sự tôn trọng của bạn dành cho con và bạn đời của mình.

Vì sao trẻ 'bám' bố hơn mẹ hoặc ngược lại và cách giải quyết cho phụ huynh 2

Cảm giác bị "ra rìa" có thể hơi đau buồn, nhưng cho dù bạn có cảm giác ấy thì nhớ tránh chỉ trích, đổ lỗi cho con và bạn đời. Đừng tỏ thái độ tức giận, thất vọng mà thay vào đó hãy cho con thấy tình yêu và sự tôn trọng. Những sự chỉ trích và bình luận tiêu cực trong tình huống này sẽ khiến con buồn và còn mất động lực tiếp cận bạn. Hãy là bố mẹ thông minh, kiên nhẫn và bạn sẽ có thể xử lý tình huống này tốt nhất.

(Theo Bright Side)

Hoàng Nguyên

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính