Các nhà nghiên cứu Đại học Stanford, Đại học California San Francisco và Đại học California Davis vừa công bố một nghiên cứu giá trị liên quan đến chứng bệnh tự kỷ trên tạp chí Science Translational Medicine.
Nghiên cứu trên động vật cũng như người cho thấy những cá thể có biểu hiện tự kỷ có 1 loại hormone (vasopressin) thấp hơn hẳn so với những cá thể bình thường.
Vasopressin là một hormone đóng vai trò quyết định trong điều chỉnh hành vi xã hội, tình dục và nuôi dưỡng. Tuy nhiên, hormone này có tương tác với hormone giới tính nam, vì thế các nhà khoa học cho rằng đây là “chỉ dấu” để xác định bệnh tự kỷ giới hạn ở nam. Ngoài ra, chứng tự kỷ cũng xuất hiện ở nam nhiều hơn 4 lần so với nữ.
Nghiên cứu trên được đánh giá là phát hiện quan trọng trong chẩn đoán cũng như điều trị tự kỷ.
Như các nhà khoa học đã đề cập, tự kỷ thường được phát hiện tương đối muộn, khi trẻ trên 4 tuổi. Nếu như việc xét nghiệm hormone để chẩn đoán bệnh sớm có thể áp dụng trong thực tế, các bác sĩ sẽ có thể can thiệp sớm hơn với các bé mắc bệnh.
Giáo sư Karen J. Parker, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, cho biết nhóm của cô đã tiến hành một thử nghiệm lâm sàng về mức độ an toàn và hiệu quả của việc điều trị cho trẻ tự kỷ bằng tiêm vasopressin. Thử nghiệm này được cho là đem lại hi vọng điều trị cho hơn 3,5 triệu người mắc tự kỷ ở Mỹ.
Theo Los Angeles Times
Mai AnhBạn đang xem bài viết Vì sao bé trai bị mắc tự kỷ nhiều hơn bé gái gấp 4 lần? tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].