Theo Brightside, da mặt nhạy cảm hơn da trên cơ thể, do đó trừ khi bạn thích tắm nước lạnh, nếu không tốt hơn bạn không nên để rửa mặt ngay dưới vòi sen khi tắm vì những lý do sau đây.
1. Mụn có thể trầm trọng hơn
Tắm nước nóng trong thời gian dài có thể làm mất lượng dầu tự nhiên cần thiết để làn da của bạn luôn khỏe mạnh và trông đẹp nhất.
Nếu da bạn đã khô, việc rửa mặt dưới vòi hoa sen có thể khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn.
Thoa kem dưỡng ẩm để giảm cảm giác khô có thể khiến da bạn dễ bị mụn trứng cá và các bệnh nhiễm trùng da khác.
2. Có thể ảnh hưởng màu da
Rửa mặt dưới vòi hoa sen có thể khiến da bạn ửng đỏ. Nước nóng bạn dùng để khi tắm khiến các mạch máu trên mặt giãn ra, có thể làm hỏng các mao mạch mỏng manh trên má.
Do đó, điều này có thể dẫn đến tình trạng nổi mao mạch trên da mặt hoặc bệnh rosacea (chứng đỏ mặt).
3. Có thể xuất hiện nếp nhăn sớm
Bạn có nhận thấy ngón tay của mình bị nhăn như thế nào sau khi tắm nước nóng lâu không? Điều này xảy ra vì nước nóng lấy đi độ ẩm trên da của bạn và làm hỏng lớp bảo vệ giúp khóa ẩm của da.
Đối với da mặt cũng vậy, da có thể bị lão hóa nhanh hơn nếu tiếp xúc với nước nóng thường xuyên.
4. Có thể làm da khỏe mạnh trở nên nhạy cảm hơn
Rửa mắt dưới vòi hoa sen khi tắm cũng không có lợi cho da thường. Nước nóng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến làn da hoàn toàn khỏe mạnh, khiến da trở nên khô và nhạy cảm hơn.
Tốt hơn hết là bạn nên tránh xa vòi hoa sen nước nóng, đặc biệt là trong những tháng mùa đông hanh khô khi da dễ bị khô và kích ứng hơn.
5. Có thể gây ngứa da
Nhiều người cảm thấy hơi ngứa da sau khi tắm lâu. Cảm giác này thường khá nhẹ và chỉ kéo dài tỏng thời gian ngắn.
Tuy nhiên rửa mặt dưới vòi hoa sen nước nóng thường xuyên có thể khiến da mặt ngứa ngáy, thậm chí bong tróc.
(Theo BS)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết Vì sao bạn không nên rửa mặt dưới vòi hoa sen khi tắm? tại chuyên mục Làm đẹp của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].