Vay tiền tại FE CREDIT không trả có sao không? Có phạm tội lừa đảo không?

Nhiều người quan tâm rằng vay tiền tại FE CREDIT mà cố tình không trả hoặc bỏ trốn thì có phạm tội không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Ngày nay, do nhu cầu tiêu dùng tăng cao mà tình hình tài chính trước mắt không đáp ứng nên nhiều khách hàng đã tìm tới FE CREDIT để vay tín chấp.

Tuy nhiên, tình trạng khách hàng không đủ khả năng chi trả hoặc cố tình dai nợ, không trả nợ là điều không hiếm gặp.

Vậy nếu khách hàng vay tiền tại FE CREDIT mà không trả thì sẽ bị xử lý như thế nào, có cấu thành hành vi phạm tội hay không, hãy tìm hiểu cụ thể trong bài viết này.

Vay tiền tại FE CREDIT không trả có sao không? Có phạm tội lừa đảo không? 0

Không trả tiền vay tín chấp tại FE CREDIT có sao không?

Vay tín chấp tại FE CREDIT, khách hàng sẽ không phải thế chấp bất cứ tài sản nào, hay cần bên thứ 3 bảo lãnh, FE CREDIT sẽ xét duyệt khá kỹ các thông tin và hồ sơ khách hàng trong đó yếu tố được đặt lên hàng đầu là mức độ tín nhiệm, khả năng chi trả nợ.

Thế nhưng, vẫn có một số trường hợp vay tiền tại FE CREDIT mà không trả nợ, cụ thế:

+ Trường hợp 1: Không đủ khả năng chi trả nợ, người vay khi đến kỳ hạn thanh lý hợp đồng không có khả năng chi trả nợ.

+ Trường hợp 2: Cố tình không trả nợ, đến kỳ hạn thanh lý hợp đồng vay vốn có tiền trả nhưng cố tình không trả.

Khi phân định rõ khách hàng thuộc trường hợp nào, FE CREDIT sẽ có các cách xử lý khác nhau. Nếu tới hạn trả mà bạn không có đủ khả năng trả và chủ động liên hệ với FE Credit để tìm cách giải quyết thì nhân viên sẽ đưa ra những cách giải quyết khác nhau hỗ trợ cho bạn.

Ngược lại, nếu bạn cố tình không trả mà bỏ trốn thì hồ sơ vay vốn của bạn sẽ bị FE CREDITtrình lên cơ quan tòa án để đòi nợ, thậm chí khởi tố với tội “Lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Không trả tiền vay tín chấp tại FE CREDIT có bị pháp luật xử lý không?

Giữa khách hàng và FE CREDIT là mối quan hệ vay mượng, nếu người đi vay không không tiếp tục thanh toán tiền cho Công ty, tức là đã vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng vay tiền và tranh chấp này là tranh chấp dân sự.

Khi đó, FE CREDIT sẽ có quyền phạt vi phạm về việc chậm thanh toán hoặc gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi bạn cư trú để đòi nợ.

Cụ thể, Điều 463 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

"Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Nghĩa vụ trả nợ của bên vay theo Điều 464 của Bộ luật này: Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác".

Vay tiền tại FE CREDIT không trả có cấu thành tội lừa đảo không?

Việc khách hàng vay tiền tại FE CREDIT mà không trả có cấu thành hành vi phạm tội hay không cần xem xét dưới nhiều yếu tố:

Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) quy định về Tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
  • b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  • c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Như vậy, nếu do khó khăn cá nhân nên không chi trả nợ cho FE CREDIT đúng hạn thì hành vi của bạn không cấu thành Tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Bên cạnh đó, nếu cố tình trốn nợ, bỏ trốn dù có khả năng chi trả thì FE CREDIT sẽ kiện bạn ra tòa với tội danh:” Lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Bộ luật Hình sự sửa đổi năm 2017 quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:

“Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 04 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 04 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

– Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

– Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Như vậy, nếu người vay có khả năng trả nợ nhưng lại cố tình trốn tránh trả nợ nhằm “quỵt tiền” thì có thể bị khởi tố hình sự. Hiện nay, khung hình phạt cao nhất của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đọat tài sản lên đến 20 năm tù giam.

Ngoài ra, người vay còn vướng phải lịch sử tín dụng xấu, ảnh hưởng đến các nhu cầu vay vốn sau này, thậm chí không được chấp thuận cho vay tại bất kỳ một ngân hàng hay một tổ chức tài chính nào sau này nữa.

T.T

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính