Báo Điện tử Gia đình Mới

Ung thư buồng trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị

Cũng giống như nhiều loại ung thư khác, ung thư buồng trứng rất phúc tạp và phổ biến ở nữ giới. Và sau đây là 10 sự thật về ung thư buồng trứng bạn có thể tham khảo để hiểu hơn về căn bệnh này nhé.

  10 sự thật về ung thư buồng trứng có thể bạn chưa biết

10 sự thật về ung thư buồng trứng có thể bạn chưa biết

Dấu hiệu bệnh ung thư buồng trứng

  Đau lưng cũng có thể là triệu chứng ung thư buồng trứng

Đau lưng cũng có thể là triệu chứng ung thư buồng trứng

Có một số dấu hiệu ung thư buồng trứng có thể nhiều phụ nữ đã bỏ qua, đó là:

  • Đau lưng (có nhiều bệnh có thể có triệu chứng này lúc ban đầu)
  • Ra dịch âm đạo bất thường
  • Ra máu âm đạo bất thường (đặc biệt là sau thời kỳ mãn kinh)
  • Đau hoặc cảm thấy nặng bụng dưới, giữa phần hông và xương
  • Thay đổi thói quen vệ sinh, ví dụ như đi tiểu thường xuyên, táo bón hoặc tiêu chảy

Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào kéo dài từ hai tuần trở lên, bạn nên đi khám bác sĩ để biết chính xác tình trạng bệnh của mình.

 

  Đau bụng dưới là dấu hiệu điển hình của ung thư buồng trứng

Đau bụng dưới là dấu hiệu điển hình của ung thư buồng trứng

Một cuộc nghiên cứu năm 2007 cho biết các triệu chứng mơ hồ có thể là những gợi ý cần thiết để xét nghiệm ung thư buồng trứng.

Đặc biệt, khi họ cảm thấy đau xương chậu hoặc đau bụng, đi tiểu thường xuyên, đau bụng tăng dần, đầy bụng, mất cảm giác thèm ăn hoặc cảm thấy nhanh no.

Nếu có những triệu chứng này kéo dài trên 12 ngày trong một tháng, trong khoảng dưới một năm, bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Phát hiện sớm có tiên lượng sống tốt hơn

Nếu phát hiện ở giai đoạn sớm, bệnh ung thư buồng trứng có thể chữa khỏi. Theo các chuyên gia, giai đoạn 1 và giai đoạn 2 của ung thư buồng trứng có thể chữa đến 75- 95%, phụ thuộc vào mức độ của khối u và loại tế bào ung thư.

Nhưng loại ung thư này ở phía trong cơ thể, khu vực xương chậu khó nhận biết nên thường được chẩn đoán muộn. Tỉ lệ chữa trị giai đoạn 3 của ung thư buồng trứng là từ 25- 30% và giai đoạn 4 là 5%.

Ai dễ mắc bệnh ung thư buồng trứng?

  Phụ nữ hút thuốc làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng

Phụ nữ hút thuốc làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng

  • Phụ nữ có tiền sử gia đình có người mắc bệnh ung thư buồng trứng
  • Những người phụ nữ chưa bao giờ mang thai hoặc có chu kỳ không đều do các biện pháp điều trị sinh sản có nguy cơ cao hơn.
  • Có kinh sớm hoặc mãn kinh muộn cũng có nguy cơ cao bị ung thư buồng trứng
  • Sử dụng chất bôi trơn âm đạo cũng làm tăng nguy cơ gây bệnh
  • Hút thuốc là một yếu tố nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng.

Điều trị ung thư buồng trứng như thế nào?

Các phương pháp điều trị ung thư buồng trứng đang ngày càng được nâng cao. Liệu pháp miễn dịch đang là một phương pháp điều trị mới, áp dụng cho rất nhiều trường hợp có khối u ác tính, trong đó có ung thư buồng trứng.

Chất ức chế PARP, một loại thuốc sửa chữa DNA đã được chấp thuận trong điều trị ung thư buồng trứng đột biến BRCA khi liệu pháp hóa trị không đáp ứng.

Vì vậy, khi điều trị ung thư buồng trứng, họ nên hỏi bác sĩ về một số cách để đánh giá hiệu quả điều trị như liệu pháp miễn dịch hoặc những phương pháp điều trị mới.

 

  Angelina Jolie đã đưa ra quyết định loại bỏ gen BRCA gây nguy cơ ung thư vú và buồng trứng

Angelina Jolie đã đưa ra quyết định loại bỏ gen BRCA gây nguy cơ ung thư vú và buồng trứng

Đối với phụ nữ mang gen BRCA hoặc các gen khác có nguy cơ bị ung thư buồng trứng, các bác sĩ sẽ gợi ý phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng, ống dẫn trứng để giảm nguy cơ.

Ví dụ như năm 2015,Angelina Jolie - nữ diễn viên nổi tiếng Hollywood đã đưa ra quyết định loại bỏ gen BRCA có khả năng gây ung thư vú và ung thư buồng trứng.

Như vậy, những phụ nữ ở nhóm nguy cơ cao nên chọn cách phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng, ống dẫn trứng. Theo các chuyên gia, phẫu thuật sau khi sinh con là tốt nhất, khoảng từ tuổi 35 trở đi.

Khoảng 80 – 90% các trường hợp ung thư buồng trứng vẫn còn những phản ứng sau khi áp dụng liệu pháp hóa trị. Tuy vậy, rất nhiều trong số họ vẫn tái phát ung thư sau đó.

Cần làm gì khi bị ung thư buồng trứng?

Khi bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư buồng trứng, bạn nên tuân theo những phác đồ điều trị của các bác sĩ. Tránh trường hợp tự chữa ở nhà, đến khi nặng khó có thể chữa trị.

Nếu bạn quyết định cắt bỏ buồng trứng, ống dẫn trứng, bạn nên tìm bác sĩ chuyên khoa ung thư phụ khoa chứ không nên tìm đến các bác sĩ chỉ khám phụ khoa thông thường và tránh khám ở những cơ sở y tế không được cấp phép. 

(Theo Everyday Health)

Minh Trần/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO