Có gì khác nhau khi Trường đại học Bách khoa Hà Nội chuyển thành Đại học Bách khoa Hà Nội?

Đại diện lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết, việc chuyển Trường đại học Bách khoa Hà Nội thành Đại học Bách khoa Hà Nội không chỉ là đổi 1 cái tên mà đó là đổi mới cấu trúc và hệ thống quản trị.

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội vừa thông tin về việc sẽ chuyển thành Đại học Bách khoa Hà Nội.

Thông tin này đang gây xôn xao dư luận, vì nhiều người không hiểu trường Đại học và Đại học khác nhau những gì. Trường Đại học Bách khoa Hà Nội hiện nay sẽ khác gì với Đại học Bách khoa Hà Nội?

Trường Đại học và Đại học khác nhau những điểm nào?

Tại Việt Nam, "trường đại học" và "đại học" là 2 khái niệm hoàn toàn khác biệt. Chính phủ quy định các trường đại học muốn chuyển đổi thành đại học cần ít nhất 3 cơ sở giáo dục trực thuộc, 10 ngành đạo tạo tiến sĩ và 15.000 sinh viên trở lên.

Trường đại học Bách khoa Hà Nội chuyển thành Đại học Bách khoa Hà Nội.

Trường đại học Bách khoa Hà Nội chuyển thành Đại học Bách khoa Hà Nội.

Trường Đại học và Đại học khác nhau những điểm sau:

Nhiệm vụ:

- Đại học là cơ sở giáo dục đào tạo, nghiên cứu nhiều lĩnh vực (trong mỗi lĩnh vực có thể có nhiều ngành).

- Trường đại học là Cơ sở giáo dục đào tạo, nghiên cứu nhiều ngành nhưng không đào tạo nhiều lĩnh vực.

Quy mô:

- Đại học là Tổ chức giáo dục gồm 3 trường đại học thành viên, viện nghiên cứu, trung tâm khoa học trở lên.

- Trường đại học có thể là cơ sở giảng dạy độc lập hoặc là thành viên của một đại học.

Điều hành: 

- Đại học: Lãnh đạo đại học - lãnh đạo trường đại học - lãnh đạo các Phòng/Khoa/Viện nghiên cứu - lãnh đạo bộ môn.

- Trường Đại học: Lãnh đạo trường đại học - lãnh đạo các phòng/khoa - lãnh đạo bộ môn.

Cơ quan quản lý:

- Đại học: Đại học quốc gia trực tiếp đề xuất, làm việc với Chính phủ, các Bộ ngành trung ương. Đại học vùng làm việc trực tiếp với Bộ GD&ĐT.

- Trường đại học trực tiếp đề xuất, làm việc với Bộ GD&ĐT hoặc cơ quan chủ quản.

Người đứng đầu

- Đại học: Người đứng đầu đại học gọi là chủ tịch hội đồng đại học và giám đốc.

- Trường Đại học: Lãnh đạo đứng đầu trường đại học gọi là chủ tịch hội đồng trường và hiệu trưởng.

Nhân sự quản lý

- Đại học: Chủ tịch hội đồng đại học, giám đốc đại học quốc gia do Thủ tướng bổ nhiệm, miễn nhiệm.

Chủ tịch hội đồng đại học, giám đốc đại học vùng do Bộ trưởng GD&ĐT bổ nhiệm, miễn nhiệm.

- Trường đại học: Chủ tịch hội đồng trường đại học, hiệu trưởng do Bộ trưởng GD&ĐT hoặc đơn vị chủ quản bổ nhiệm, miễn nhiệm.

Ngân sách

- Đại học: Chính phủ quyết định việc phân bổ ngân sách cho đại học quốc gia.

Bộ GD&ĐT quyết định việc phân bổ ngân sách cho đại học vùng.

- Trường Đại học: Bộ GD&ĐT, cơ quan ngang bộ quyết định phân bổ ngân sách cho các trường đại học.

Thực tế, hiện nay Việt Nam có 2 đại học quốc gia gồm: Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP.HCM. 4 đại học vùng, tương đương vùng thuộc Bộ GD&ĐT gồm: Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng và Đại học Bách khoa Hà Nội.

Mỗi đại học sẽ gồm nhiều trường, khoa, viện nghiên cứu, trung tâm khoa học....

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội chuyển thành Đại học Bách khoa Hà Nội có gì mới?

Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết, việc trường Đại học Bách khoa Hà Nội chuyển thành Đại học Bách khoa Hà Nội đó không phải chỉ là đổi mới 1 cái tên mà là đổi mới cấu trúc và hệ thống quản trị bên trong.

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội chuyển thành Đại học Bách khoa Hà Nội có gì mới?

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội chuyển thành Đại học Bách khoa Hà Nội có gì mới?

Mỗi trường ĐH cần xác định một cấu trúc tổ chức bên trong tối ưu để phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển cũng như sứ mệnh đã đặt ra. Với những trường có quy mô lớn và có số lượng ngành đào tạo nhiều, nhu cầu bên trong cần phân cấp, tự chủ đa dạng như Bách khoa Hà Nội, thì việc chuyển thành Đại học gồm những trường trực thuộc theo từng lĩnh vực là rất phù hợp và cần thiết.

Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ tổ chức lại cơ cấu tổ chức và hoạt động trên cơ sở Trường Đại học Bách khoa Hà Nội trước đây theo quy định của luật Giáo dục đại học năm 2012 và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục đại học năm 2018 cùng quy định pháp luật có liên quan. 

Theo thông cáo báo chí của trường Đại học Bách khoa Hà Nội tối 5/12, lãnh đạo Đại học Bách khoa Hà Nội khẳng định: "Đại học Bách khoa Hà Nội có mô hình tổ chức và quản trị tiên tiến, bộ máy tinh gọn, tăng tính chủ động, sáng tạo ở các đơn vị, thực hiện phân cấp tự chủ mạnh nhưng không phân lập, không xây dựng các trường đại học thành viên, thống nhất quan điểm “Một Bách khoa Hà Nội”.

Quan điểm này thể hiện sự thống nhất về mục tiêu phát triển, giá trị cốt lõi, chuẩn mực và chất lượng của toàn đại học. Mô hình đào tạo cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ được áp dụng thống nhất với bộ chuẩn chương trình đào tạo và quy chế đào tạo do Đại học Bách khoa Hà Nội quy định.

Người học khi tốt nghiệp các bậc trình độ đều được cấp văn bằng tốt nghiệp của Đại học Bách khoa Hà Nội để đảm bảo sự gắn kết giữa sinh viên, cựu sinh viên với vị thế và danh tiếng của đại học”.

V.Linh

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính