Năm 2012, sáng kiến giáo dục toàn cầu đầu tiên của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, UNESCO bắt đầu khởi động đã đưa việc đào tạo công dân toàn cầu trở thành một trong những ưu tiên chính trong lĩnh vực giáo dục. Theo đó, giáo dục công dân toàn cầu hướng đến phát triển kiến thức, kỹ năng, giá trị và thái độ mà người học cần có để đảm bảo một thế giới công bằng, hòa bình, khoan dung, hòa nhập, an toàn và bền vững.
Chương trình Vì tầm vóc Việt phát sóng lúc 20h10 thứ 7 ngày 25.5 trên kênh VTV1 - Đài Truyền hình Việt Nam có chủ đề “Công dân toàn cầu”, với sự tham gia của 2 chuyên gia khách mời uy tín trong lĩnh vực giáo dục là GS.TS. Lê Anh Vinh thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam – Bộ Giáo dục và Đào tạo và GS.TS Nguyễn Khánh Diệu Hồng, Tổng hiệu trưởng Việt Nam Hệ thống TH School; Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân Lực - Liên hiệp Các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA).
Ngoài những trao đổi, ý kiến chuyên sâu và đầy ắp thông tin hữu ích, chương trình cũng được xây dựng với format hấp dẫn gồm những tiết mục nghệ thuật đặc sắc, đồ họa hiện đại, người dẫn chương trình trẻ trung, thu hút…
[Với sự đồng hành của Tập đoàn TH, chương trình truyền hình “Vì tầm vóc Việt” - cung cấp những thông tin hữu ích góp phần nâng cao nhận thức của công chúng trong việc nuôi dưỡng, ươm mầm, giáo dục thế hệ trẻ phát triển toàn diện về Đức – Trí - Thể - Mỹ - được phát sóng vào 20h10 tối thứ 7 của tuần thứ 4 mỗi tháng trên kênh VTV1 – Đài Truyền hình Việt Nam. Quý khán giả có thể xem lại toàn bộ chương trình tại: VTVGO hoặc VTV.VN]
Tại Việt Nam, từ 2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giao cho Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam thực hiện một đề tài nghiên cứu cấp quốc gia về giáo dục công dân toàn cầu.
Chia sẻ trong chương trình Vì tầm vóc Việt, GS.TS. Lê Anh Vinh - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam – Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: “Trong chương trình giáo dục phổ thông chúng ta đang triển khai, những nội dung cụ thể liên quan đến vấn đề về giáo dục công dân toàn cầu đều đã được đưa vào trong chương trình, tích hợp vào trong nhiều môn học. Các con phải có được những giá trị cốt lõi của một con người trong thế hệ mới để hòa nhập được trong môi trường rộng nhất có thể”.
Một trong những giá trị cốt lõi để trở thành công dân toàn cầu là “Tư duy toàn cầu”, và giá trị đó đang được chắp cánh tại Hệ thống trường Quốc tế TH School – đơn vị tiên phong theo đuổi triết lý “trường học hạnh phúc”, chú trọng việc phát triển toàn diện cho học sinh cả thể lực, trí tuệ và tâm hồn. Để đạt được mục tiêu đó, TH School kiến tạo môi trường học tập chuẩn quốc tế và truyền thụ tinh hoa văn hóa Việt Nam tới những "nhà lãnh đạo trẻ" tương lai.
80% thời lượng, học sinh sẽ được theo học chương trình quốc tế chuẩn Cambridge hoàn toàn bằng tiếng Anh từ cấp mầm non cho đến hết cấp Trung học phổ thông như Chương trình IPC, IGCSE, A Level… về kinh doanh, tư duy toàn cầu. 20% còn lại, học sinh sẽ được truyền thụ giá trị Việt Nam học với các môn tiếng Việt, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, GDCD. Chính vì vậy, học sinh TH School được tiếp cận với phương pháp giảng dạy mang tính quốc tế, nhưng vẫn gìn giữ được những tinh hoa cối lõi của Việt Nam.
Sau khi tốt nghiệp THPT, các em sẽ đạt được chứng chỉ A Level có giá trị trên toàn cầu, có thể tự tin giành nhiều học bổng giá trị tại những trường đại học hàng đầu thế giới. ‘Đó chính là tư duy toàn cầu dựa trên nền tảng văn hóa truyền thống của Việt Nam, dưỡng nuôi tinh thần tự hào dân tộc của các em và khi trưởng thành, dù các em đi đâu cũng sẽ luôn cư xử phù hợp và tôn trọng văn hóa của dân tộc đó” – GS.TS Nguyễn Khánh Diệu Hồng chia sẻ thêm trong chương trình.
Mô hình giáo dục của TH School không chỉ tập trung vào việc trang bị cho học sinh nền tảng kiến thức vững chắc, mà còn chú trọng phát triển những kỹ năng quan trọng khác. Các em được rèn luyện khả năng độc lập, tinh thần trách nhiệm, khả năng thích ứng với những nhịp sống mới.
Đây là định hướng giáo dục được Anh hùng lao động Thái Hương, nhà sáng lập Hệ thống TH School, mong muốn tạo dựng một thế hệ học sinh vàng, sẵn sàng vươn lên thành công vượt trội trong tương lai, không chỉ về mặt kiến thức mà còn về cả kỹ năng sống và thích ứng. Thông qua việc phát triển toàn diện, học sinh TH School sẽ trở thành những công dân toàn cầu, vừa giỏi giang về chuyên môn, vừa có khả năng thích ứng và lãnh đạo trong một thế giới đang không ngừng thay đổi.
Trong năm học 2023 - 2024, hệ thống trường TH School đã chào đón các học sinh mới đến từ hơn 20 quốc gia, nâng tổng số "quốc tịch" của trường lên gần 30 nước. Trong số đó, có nhiều em học sinh đến từ các nước như Hàn Quốc, Mỹ, Nga, Ấn Độ, Myanmar, Singapore, Canada, Venezuela và nhiều quốc gia khác. Điều này cho thấy TH School đang thực sự trở thành một môi trường đa văn hóa, nuôi dưỡng thế hệ công dân toàn cầu với nền tảng tri thức và kỹ năng vững chắc.
Yến AnhBạn đang xem bài viết Trẻ em Việt Nam cần được giáo dục như thế nào để trở thành công dân toàn cầu? tại chuyên mục Đời sống của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].