WHO cảnh báo COVID-19 còn tồi tệ hơn nữa
Theo Reuters, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo đại dịch COVID-19 còn tồi tệ hơn nữa nếu các nước không có biện pháp phòng ngừa chặt chẽ.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết nhiều quốc gia đang làm sai những chỉ dẫn và cho rằng virus vẫn là còn là kẻ thù số 1.
Ngài Tedros nói: "Nếu không tuân theo những điều cơ bản, tình hình đại dịch sẽ còn tồi tệ, tồi tệ, tồi tệ hơn nữa." Riêng ngày chủ nhật (12/7), thế giới ghi nhận 230.000 ca mắc mới, trong đó Mỹ và Brazil vẫn là hai quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Ebola tấn công Congo giữa đại dịch COVID-19
Reuters đưa tin, Ebola đang lây lan ở phía Tây cộng hòa dân chủ Congo với gần 50 ca mắc. Kể từ khi các quan chức tuyên bố bùng phát dịch vào 1/6, 48 ca mắc Ebola đã được xác nhận tại tỉnh Equateur, 3 ca nghi nhiễm và khoảng 20 ca tử vong.
Chuyên gia WHO, ông Mike Ryan cho biết đây vẫn là một vấn đề đáng quan tâm giữa đại dịch COVID-19 vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp.
Ông khuyến cáo mọi người rằng khi số ca mắc còn thấp, chống COVID-19 là quan trọng nhưng không được lơ là về những bệnh khác như Ebola.
Cập nhật tin tức COVID-19 lúc 6 giờ ngày 14/7
Thế giới: 13.216.535 người mắc; 574.754 người tử vong
3 nước có ca mắc COVID-19 nhiều nhất thế giới:
- Mỹ: 3.474.641 người mắc; 138.183 người tử vong
- Brazil: 1.864.967 người mắc: 72.833 người tử vong
- Ấn Độ: 907.645 người mắc; 23.727 người tử vong
Việt Nam: 373 người mắc, 0 tử vong.
Đến 6 giờ ngày 14/7, Việt Nam ghi nhận 01 ca mắc COVID-19 là người trở về từ Liên bang Nga, được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.
Tổng cộng 350 bệnh nhân đã được chữa khỏi. Trong đó:
- 16 bệnh nhân mắc COVID-19 (tính từ ngày 23/1 đến ngày 13/2) đã được chữa khỏi (giai đoạn 1).
- 334 bệnh nhân mắc COVID-19 (tính từ ngày 06/3 đến ngày 10/7) được chữa khỏi (giai đoạn 2)
Minh TrầnBạn đang xem bài viết Tin tức y tế thế giới ngày 14/7: WHO cảnh báo COVID-19 sẽ còn tồi tệ hơn nữa tại chuyên mục Tin mới của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].