Trung Quốc phát hiện virus Corona trên bao bì tôm nhập khẩu
Reuters đưa tin, Cục Hải quan Trung Quốc phát hiện virus Corona trên bao bì tôm nhập khẩu. Theo đó, sau khi xét nghiệm axit nucleic và tham khảo ý kiến chuyên gia, kết quả cho thấy phía ngoài 3 kiện tôm nhập khẩu có sự xuất hiện của virus Corona. Được biết 3 kiện tôm nhập khẩu là từ 3 công ty khác nhau ở Ecuador.
Trước đó, Bắc Kinh cũng bắt đầu xét nghiệm những thực phẩm đông lạnh nhập khẩu, cụ thể là họ thấy có virus Corona trên thớt chế biến cá hồi ở khu chợ Tân Phát Địa, Bắc Kinh.
Florida, Mỹ trở thành tâm dịch COVID-19 mới
Theo Reuters, đại dịch COVID-19 vẫn đang phát triển rất nhanh ở nước Mỹ. Nước này ghi nhận gần 69.000 ca mắc mới ngày hôm qua (10/7). Nhiều bang là tâm điểm của đợt bùng phát dịch COVID-19 lần này, điển hình là Florida.
Florida là một trong những bang bị ảnh hưởng nặng nề nhất của đợt bùng phát dịch lần thứ hai. Ghi nhận có nhiều ca tử vong vì COVID-19 trong 2 tuần qua. Vào ngày 9/7, Floria có 120 người chết và có 11.433 ca mắc mới trong ngày hôm qua (10/7) và có khoảng 7.000 người đang điều trị tại bệnh viện.
Cập nhật tin tức COVID-19 lúc 9 giờ ngày 11/7
Thế giới: 12.625.151 người mắc; 562.769 người tử vong
3 nước có ca mắc COVID-19 nhiều nhất thế giới:
- Mỹ: 3.291.786 người mắc; 136.671 người tử vong
- Brazil: 1.804.338 người mắc: 70.524 người tử vong
- Ấn Độ: 822.603 người mắc; 22.144 người tử vong
Việt Nam: 370 người mắc, 0 tử vong.
Đến 6 giờ ngày 11/7, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng.
Tổng cộng 350 bệnh nhân đã được chữa khỏi. Trong đó:
- 16 bệnh nhân mắc COVID-19 (tính từ ngày 23/1 đến ngày 13/2) đã được chữa khỏi (giai đoạn 1).
- 334 bệnh nhân mắc COVID-19 (tính từ ngày 06/3 đến ngày 10/7) được chữa khỏi (giai đoạn 2.
Minh TrầnBạn đang xem bài viết Tin tức y tế thế giới 11/7: Trung Quốc phát hiện virus Corona trên bao bì tôm nhập khẩu tại chuyên mục Tin mới của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].