Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai nói gì về thông tin '82 người nhiễm độc thủy ngân' ở Hà Nội?

Thông tin "82 người nhiễm thủy ngân trong máu sau vụ cháy Công ty Rạng Đông" đang lan truyền trên mạng khiến dư luận hoang mang. Bác sĩ bệnh viện Bạch Mai đã nói rõ về vấn đề này.

  Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên (bên phải) cho biết, 82 người có hàm lượng thủy ngân trong máu đều ở ngưỡng an toàn

Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên (bên phải) cho biết, 82 người có hàm lượng thủy ngân trong máu đều ở ngưỡng an toàn

Liên quan đến thông tin "82 người nhiễm thủy ngân trong máu sau vụ cháy Công ty Rạng Đông" đang lan truyền trên mạng khiến dư luận hoang mang, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, thông tin này chưa đầy đủ dễ gây hiểu nhầm.

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, đến nay có 100 người đến Trung tâm chống độc - Bệnh viện Bạch Mai đã được làm xét nghiệm thủy ngân máu và 1 số người đã được lấy nước tiểu 24 giờ để xét nghiệm thủy ngân, kèm theo 1 số xét nghiệm khác: công thức máu, urea, creatinin, men gan, bilirubin, điện tim, một số được chụp X-quang phổi và khí máu động mạch, methemoglobin (metHb), carboxyhemoglobin (HbCO).

Xét nghiệm thủy ngân máu được gửi đến Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và đã có 82 trường hợp cho kết quả có nồng độ thủy ngân máu thấp dưới 10 mcg/L (mức tối đa cho phép). Các trường hợp khác đang đợi kết quả.

"Nồng độ thủy ngân trong máu dưới 10 mcg/L là ở mức bình thường. Một người dân bình thường khi không tiếp xúc hay sống cạnh hiện trường vụ cháy cũng có thể ở ngưỡng này, bởi thủy ngân luôn luôn tồn tại trong môi trường sống ở những dạng khác nhau..." - BS Nguyễn Trung Nguyên nói.

Biểu hiện của người nhiễm độc thủy ngân quá giới hạn cho phép tùy thuộc vào dạng ngộ độc, cường độ tiếp xúc và thể trạng cơ thể mỗi người.

Nếu nhiễm độc thủy ngân ở thế khí, người nhiễm thường có biểu hiện khó thở, người ớn lạnh, sốt, chân tay run, rối loạn thần kinh...

Ngoài ra, có thể có thêm biểu hiện nôn, co giật, viêm ruột. Trường hợp nhiễm độc thủy ngân nặng có thể bị suy hô hấp dẫn tới tử vong.

"Không thể kết luận tất cả đều có nhiễm độc thủy ngân, tuy nhiên nguy cơ là có. Những người có nguy cơ cao nên đi kiểm tra, cụ thể là trực tiếp có mặt ở vụ cháy, hít hơi nóng, khói trong vài giờ đồng hồ. Những người thấy bất thường như khó thở, ho nhiều, tức ngực, nôn mửa, tiêu chảy, choáng váng, tê chân tay… nên đi khám" – Bác sĩ Nguyên thông tin.

L.Minh

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính