Sốt là phản ứng mà bất cứ ai cũng trải qua, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Có nhiều biện pháp hạ sốt, nhẹ thì chườm ấm, sốt trên 38.5 độ thì dùng thuốc hạ sốt.
Trẻ con thường hay bị sốt hơn người lớn, do đề kháng còn yếu và nhiều yếu tố tác động, như sốt do tiêm phòng, sốt do nhiễm khuẩn, do mọc răng.... Khi con sốt, cha mẹ thường rất lo lắng và tìm mọi cách hạ sốt cho con. Tuy nhiên, không phải khi nào những phương pháp hạ sốt cũng mang lại hiểu quả.
Một trường hợp đau lòng từng xảy ra tại Trung Quốc, khi bé trai 1 tuổi bị sốt, người mẹ đã đưa con tới bệnh viện, tại đây bé đã được truyền dịch liên tục. Tuy nhiên, bé bỗng dưng tím tái và không thể qua khỏi.
Cha mẹ cần lưu ý rằng, khi trẻ sốt, sức khỏe và đề kháng của trẻ rất yếu, mọi hành động sai lầm có thể gây biến chứng nặng hoặc mất con mãi mãi.
Khi con bị sốt, có một số việc mẹ tuyệt đối không được làm:
Chườm đá lạnh: Quá nguy hiểm
Không những không hạ được sốt mà còn có thể phản tác dụng. Điều này là bởi khi cơ thể bé đang nóng, nếu bạn chườm đá lạnh, nhiệt độ nóng – lạnh chênh lệch quá mức có thể gây bỏng lạnh, khiến trẻ bị suy hô hấp ngay lập tức.
Miếng dán làm mát: Vô ích
Miếng dán hạ sốt đã trở thành tiêu chuẩn cho trẻ bị sốt. Tuy nhiên, nguyên lý của miếng dán hạ sốt cũng là làm mát vật lý. Phần cốt lõi của nó là lớp gel lỏng dễ bay hơi, nhưng miếng dán có kích thước bằng lòng bàn tay được dán vào trán. Dù là đá viên thì nhiệt lượng nó có thể lấy đi cũng rất hạn chế.
Ngoài ra, sử dụng miếng dán hạ sốt còn có thể khiến trẻ dễ bị ngứa da, mẩn đỏ, nổi mẩn đỏ và các phản ứng dị ứng khác.
Rượu xoa bóp: Dễ bị đầu độc
Khi trẻ bị sốt, các mạch máu trên da nở ra, rượu nồng độ cao sẽ khiến da co lại, rùng mình, không có lợi cho việc tản nhiệt mà còn làm tăng cảm giác khó chịu cho bé.
Ngoài ra, sau khi bay hơi, nó sẽ được hấp thụ qua phế nang và cả qua da, có thể gây ngộ độc rượu trong trường hợp nặng.
Cảnh giác tắm cho con
Đây là vấn đề đang gây nhiều tranh cãi và có nhiều luồng ý kiến khác nhau. Nhiều mẹ cho rằng vì khi đến bệnh viện thấy các bác sĩ cũng dùng phương pháp tắm cho trẻ khi trẻ sốt quá cao, tuy nhiên, không phải phương pháp nào cũng áp dụng được ở nhà (vì không đủ các phương tiện, chuyên môn để xử lý khi gặp tình huống xấu).
Cũng tương tự như việc truyền dịch tưởng rất đơn giản nhưng bắt buộc phải được thực hiện bằng người có chuyên môn và khả năng xử lý những biến chứng.
Chính vì vậy, việc hạ sốt một cách khoa học, chủ yếu là nắm vững những điểm sau:
Sốt là phản ứng bình thường của cơ thể đối với bệnh tật, trừ khi là siêu sốt, bản thân cơn sốt sẽ không gây hại cho cơ thể bé. Vì vậy, cha mẹ phải thật bình tĩnh và hạ sốt cho trẻ một cách khoa học.
Sử dụng thuốc hạ sốt đúng cách
Có nhiều loại thuốc hạ sốt khác nhau, nếu nhiệt độ cơ thể của bé vượt quá 38,6 độ thì bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ ngay và uống thuốc hạ sốt theo đúng hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.
Đến bệnh viện càng sớm càng tốt
Nếu bé có một số triệu chứng “bất thường” sau đây ngoài sốt thì nên cho bé đến bệnh viện càng sớm càng tốt:
- Trông kém sắc, kém ăn, buồn ngủ hoặc cáu kỉnh...
- Kèm theo đau tai, tiêu chảy, nôn mửa, đau họng,…;
- Có tiền sử co giật do sốt;
- Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi có nhiệt độ cơ thể vượt quá 38 ° C.
Thạch ThảoBạn đang xem bài viết Sốt cao được bác sĩ truyền dịch, bé 1 tuổi qua đời: 4 việc mẹ tuyệt đối tránh khi con sốt tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].