Rối loạn giấc ngủ - Nỗi ám ảnh của người cao tuổi

Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi thường khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, cơ thể suy nhược, sức khỏe thể chất và tinh thần đều suy giảm… do ngủ không đủ giấc. Vậy làm thế nào để cải thiện?

Vì sao người cao tuổi bị rối loạn giấc ngủ?

Giấc ngủ là một hoạt động quan trọng đối với con người. Trung bình một người trưởng thành cần ngủ khoảng 7 – 8 giờ/ngày. Người già cũng cần ngủ đủ thời gian như vậy và giấc ngủ cần chất lượng đủ sâu, liền mạch, khi tỉnh giấc có cảm giác thoải mái, sảng khoái.

Khi ngủ, các cơ quan trong cơ thể được nghỉ ngơi, phục hồi sau một ngày thức để làm việc. Đặc biệt, với người già, các cơ quan thường hoạt động yếu hơn người trẻ tuổi, nên họ cần được nghỉ ngơi nhiều hơn. Thế nhưng chứng rối loạn mất ngủ đã khiến các cơ quan khác đáng lẽ phải được nghỉ ngơi thì chúng lại phải hoạt động không ngừng nghỉ.

Chính tình trạng rối loạn giấc ngủ đã khiến cho người cao tuổi luôn cảm thấy mệt mỏi, lờ đờ, cơ thể suy nhược… do không được nghỉ ngơi đầy đủ. Thậm chí, nhiều người còn bị ảnh hưởng tới hệ thần kinh gây trầm cảm.

Tác dụng phụ từ một số loại thuốc có thể gây rối loạn mất ngủ ở người cao tuổi. Ảnh minh họa

Tác dụng phụ từ một số loại thuốc có thể gây rối loạn mất ngủ ở người cao tuổi. Ảnh minh họa

Theo các bác sĩ BV Trung ương Quân đội 108, có nhiều nguyên nhân khiến người cao tuổi bị rối loạn giấc ngủ, bao gồm:

- Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi do những thay đổi trong hoạt động, thay đổi hình thái ngủ, đau mạn tính, thay đổi về sức khoẻ, sử dụng nhiều loại thuốc hơn. Rối loạn giấc ngủ thường gặp ở nam giới và phụ nữ trên 65 tuổi. 

- Sự ảnh hưởng từ các bệnh lý khác như rối loạn thần kinh, đau xương khớp, bệnh lý tim mạch (rối loạn nhịp tim, suy tim,…), tiểu đêm, khó thở,… Những bệnh này sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau nhức, khó chịu mỗi đêm dẫn đến suy giảm chất lượng giấc ngủ.

- Tác dụng phụ từ một số loại thuốc như thuốc điều trị cao huyết áp, trầm cảm, hen suyễn,…có thể gây mất ngủ

- Do ngủ quá nhiều vào buổi trưa, chiều dẫn tới ban đêm khó ngủ

- Sử dụng các chất kích thích trước khi ngủ: cafe, trà, thuốc lá, đồ uống có gas,... Hoặc do ăn quá nhiều trước khi đi ngủ gây nên cảm thấy đầy bụng, khó chịu dẫn tới trằn trọc khó ngủ.

Các triệu chứng rối loạn giấc ngủ

  • Khó đi vào giấc ngủ.
  • Thường xuyên tỉnh giấc vào ban đêm.
  • Thường xuyên mệt mỏi vào ban ngày và muốn có những giấc ngủ ngắn giữa ngày.
  • Thay đổi bất thường thói quen hoặc lịch trình ngủ - thức.
  • Thiếu tập trung, hay nổi giận và lo lắng bất thường.
  • Giảm năng suất làm việc.
  • Tăng cân.
  • Trầm cảm.
  • Có hành vi bất thường khi ngủ.
    Người cao tuổi tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên sẽ giúp cải thiện rối loạn giấc ngủ. Ảnh minh họa

    Người cao tuổi tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên sẽ giúp cải thiện rối loạn giấc ngủ. Ảnh minh họa

Cách phòng tránh rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi

  • Tạo nên một lối sống tích cực bằng việc tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên để cơ thể được vận động và dễ chịu hơn.
  • Luôn tạo cảm giác thoải mái, thư giãn, tránh căng thẳng cho đầu óc để không gây ức chế cho vỏ não.
  • Điều trị dứt điểm các bệnh lý đi kèm.
  • Sử dụng một số loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ
  • Để không ảnh hưởng tới chất lượng của giấc ngủ, người bệnh không nên ngủ trưa quá lâu, nên ngủ ở nơi yên tĩnh tránh ánh sáng. Đặc biệt nên lựa chọn giường và đệm mềm mại tạo cảm giác dễ chịu không đau nhức khi ngủ.
  • Thiết kế phòng ngủ sao cho luôn yên tĩnh, mát mẻ và không quá sáng. Nếu bạn dễ bị tỉnh giấc giữa đêm vì tiếng ồn, hãy sử dụng nút bịt tai vào lúc ngủ hoặc dùng các thiết bị cách âm dán vào tường để dễ ngủ hơn. Tránh sáng ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn, dùng rèm cản sáng hoặc đeo mắt ngủ.
  • Đi ngủ ngay khi mệt mỏi.
  • Tránh làm các việc khác trên giường như: Không xem tivi, ăn uống, làm việc hoặc sử dụng máy vi tính trong phòng ngủ. Hạn chế kích thích tinh thần gây khó ngủ như nghe nhạc quá to, xem phim hành động.
  • Hình thành thói quen ngủ lành mạnh: Thiết lập giờ đi ngủ đều đặn và tạo thói quen đi ngủ sớm trước 23 giờ, ngủ đủ 7 - 8 tiếng trong ngày. Trước khi ngủ nên dành 30 phút để thư giãn tinh thần. Thư giãn mỗi tối bằng các phương pháp như nghe nhạc nhẹ hoặc đọc sách, tập thiền trước khi đi ngủ, tập thói quen thức dậy đúng giờ kể cả ngày nghỉ.
An An

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính