Loại quả đang vào mùa và cũng rất rẻ, tranh thủ ép nước uống cực kỳ tốt dành cho người bị bệnh tiểu đường, mỡ máu

Mướp đắng giúp giảm lượng đường trong máu, giảm mức độ chất béo và mức đường huyết trung bình trong 2-3 tháng (A1C) ở bệnh nhân tiểu đường.

Capture

Bệnh tiểu đường là gì?

Tiểu đường là căn bệnh rất phổ biến, chúng có thể ảnh hưởng tới bất cứ ai, thậm chí là những đứa trẻ. Tiểu đường là căn bệnh di truyền nhưng nó cũng chịu ảnh hưởng bởi thói quen ăn uống và sinh hoạt không đúng cách.

Có ba loại tiểu đường: Tiểu đường type 1 xảy ra khi cơ thể không sản sinh ra insulin - được gọi là tiểu đường vị thành niên hoặc tiểu đường khởi phát sớm.

Tiểu đường type 2 là tình trạng cơ thể không sản sinh đủ insulin cho chức năng thích hợp hoặc các tế bào trong cơ thể không phản ứng với insulin sản sinh.

Tác dụng của mướp đắng với người tiểu đường

Mướp đắng được đánh giá là thần dược cho những người mắc bệnh tiểu đường nhờ đặc tính hạ đường huyết và chống tiểu đường mạnh mẽ.

 Đặc biệt công năng kiện tỳ, thúc đẩy chuyển hóa của chất charantin, polypeptid-P và vicine trong mướp đắng giúp ức chế sự chuyển hóa và hấp thu đường trong cơ thể, ngăn ngừa căn bệnh đái tháo đường và ổn định đường huyết ở người đái tháo đường. 

Mướp đắng có thể dùng cả vỏ, hạt, ruột và đều có tác dụng với người tiểu đường. Tuy nhiên, nếu ép được mướp đắng thành nước uống hàng ngày là tốt nhất.

5 bước đơn giản để làm nước ép mướp đắng:

- Nguyên liệu: Mướp đắng tươi, nước cốt chanh và một chút bột nghệ.

- Rửa sạch mướp đắng, cắt thành miếng nhỏ rồi ngâm với muối hoặc nghệ cho sạch.

- Để một lát, vớt để ráo rồi xay nhỏ với một chút nước và lọc lấy nước ép.

- Thêm một chút chanh tươi và uống nước ép đắng sớm mỗi sáng vào dạ dày rỗng để có kết quả tốt nhất.

Ngoài việc giúp trị tiểu đường, nước ép này còn giúp cải thiện sự trao đổi chất của cơ thể bằng cách kích thích sản xuất nước ép mật trong gan.

Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường cũng có thể uống trà mướp đắng bằng cách sao khô quả mướp đắng. Dùng mướp đắng khô đun sôi trong nước. Lọc lấy nước và uống 2 lần mỗi ngày.

Người bệnh tiểu đường có thể ăn tất cả các phần của trái mướp đắng (như hạt, ruột, vỏ...). Tuy nhiên, mọi người chỉ nên tiêu thụ khoảng 50-100 ml nước mướp đắng (nước ép, sinh tố) hoặc không quá một quả nhỏ mỗi ngày. Nếu dùng chất bổ sung mướp đắng (viên nén, bột, nước) thì liều dùng theo chỉ định của bác sĩ để tránh tương tác thuốc và tác dụng phụ.

V.Linh

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính