Nước cam rất tốt nhưng có 5 đối tượng tuyệt đối không được uống kẻo rước bệnh vào người

Bình luận

Nước cam là loại nước mát, giàu chất dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Tuy nhiên nước cam có vị chua, tính axit cao nên không được dùng tùy tiện. Dưới đây là 4 thời điểm tuyệt đối không được uống nước cam kẻo rước bệnh vào người.

Nước cam không phải chỉ là một thức uống chỉ để giải khát, mà nước cam còn giúp cho trẻ em, người già, người suy nhược cơ thể... nâng cao sức đề kháng, bồi bổ cơ thể.

  Nước cam là loại nước mát, giàu chất dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể

Nước cam là loại nước mát, giàu chất dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể

240ml nước cam sẽ có hàm lượng dinh dưỡng bao gồm:

  • 110 calo
  • 2g protein
  • 26g carbs
  • 67% lượng vitamin C cơ thể cần trong ngày
  • 15% lượng Folate cơ thể cần cho một ngày
  • 10% kali cơ thể cần cho một ngày
  • 6% magie cơ thể cần cho một ngày.

Theo nghiên cứu về dinh dưỡng của Đại học Otago, New Zealand: Thứ quý báu nhất của nước cam chính là lượng vitamin C dồi dào.

Chúng ta đã biết Vitamin C là loại vitamin tan trong nước có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ và đóng vai trò quan trọng trong chức năng miễn dịch và tăng sức đề kháng.

Ngoài ra, vitamin C giúp thúc đẩy quá trình tái tạo xương, chữa lành vết thương và sức khỏe nướu răng miệng.

Trong Đông y, cam là loại trái cây có vị ngọt, tính mát. Có tác dụng giải khát, mát phổi, tiêu đờm, thanh nhiệt, lợi tiểu.

Có thể thấy nước cam dù là loại nước lành mạnh, giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên nước cam có vị chua, tính axit cao nên không được dùng tùy tiện. Nhiều người lạm dụng nước cam khiến cho hại nhiều hơn lợi.

  Nước cam có tác dụng tăng cường sức đề kháng tốt cho trẻ nhỏ

Nước cam có tác dụng tăng cường sức đề kháng tốt cho trẻ nhỏ

5 đối tượng người tuyệt đối không nên uống nước cam?

Nước cam có tác dụng tăng sức đề kháng có cơ thể nhưng không phải người bệnh nào cũng nên uống loại nước này. Cụ thể:

+ Người bị viêm loét dạ dày tá tràng: Cam chứa nhiều axit và có vị chua đại kị với người bị viêm loét dạ dày, khi đi vào cơ thể người bệnh có thể gây chứng ợ nóng và khiến tình trạng viêm loét thêm trầm trọng.

+ Người có đường tiêu hóa kém: Uống nhiều nước cam có thể gây hại cho người có hệ tiêu hóa kém và gây ra tiêu chảy.

+ Người vừa trải qua phẫu thuật: Nước ép cam có chứa axit citric tương đối cao nên những người mới phẫu thuật dạ dày, ruột có vết mổ chưa hồi phục nên thận trọng ăn cam quýt để tránh hiện tượng chảy máu vết thương.

+ Người đang uống thuốc (đặc biệt là kháng sinh): Axit có trong nước cam có thể phá vỡ cấu trúc hóa học của thuốc, khiến thuốc kháng sinh sẽ không còn tác dụng kháng khuẩn.

+ Người bị thận: Nếu uống quá nhiều nước ép cam khi bị bệnh thận có thể dẫn đến việc tiêu thụ nhiều vitamin C và tăng acid oxalic chuyển hóa trong cơ thể, điều này sẽ dẫn đến sỏi tiết niệu và sỏi thận.

4 thời điểm không được uống nước cam

+ Khi bụng đang đói: Nước cam nhiều axit, nếu uống lúc bụng đói meo sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày.

+ Uống trước khi đánh răng: Axit có trong nước cam sẽ bám lên bề mặt của men răng, dưới tác dụng chà xát của bàn chải có thể làm cho men răng bị tổn thương nặng nề. 

+ Khi vừa uống sữa xong: Vì protein trong sữa sẽ phản ứng với axit tartaric và vitamin C có trong cam, như vậy sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, thậm chí gây đau bụng, tiêu chảy…

+ Uống ngay trước khi ngủ: Nước cam có tác dụng sinh tân dịch và lợi tiểu, dễ gây đi tiểu đêm. Trước thời gian đi ngủ cơ thể cần được nghỉ ngơi, nếu uống nước cam vào thời điểm này sẽ khiến cơ thể dư thừa năng lượng và gây béo bụng.

Thời điểm tốt nhất để uống nước cam là thời điểm nào?

Thời điểm tốt nhất để uống nước cam là vào buổi sáng. Chính là lúc cơ thể chuẩn bị hoạt động và làm việc, sẽ tiêu thụ các khoáng vitamin của cam một cách hiệu quả nhất.

Chú ý nên uống nước cam sau khi ăn sáng khoảng 1-2 giờ để đạt được hiệu quả và hấp thụ được hết dưỡng chất.

Bạn đang xem bài viết Nước cam rất tốt nhưng có 5 đối tượng tuyệt đối không được uống kẻo rước bệnh vào người tại chuyên mục Chỉ dẫn của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].
Khang Nhi