Đây là một loài ốc sên thủy nhiệt thuộc họ động vật thân mềm sống dưới đáy biển sâu. Môi trường sống khắc nghiệt đã khiến ốc phải tự thích nghi bằng một bộ áo giáp độc đáo.
Đây là loài sinh vật duy nhất trên Trái Đất được biết đến với khả năng sử dụng sắt trong chính bộ vỏ của mình để làm lớp bảo vệ.
Loài ngài sống ở châu Âu này có kích cỡ lớn khiến người ta nhầm nó là chim hoặc dơi. Sau khi tách khỏi kén, chúng chỉ sống được vài ngày và nhiệm vụ duy nhất của chúng là giao phối và đẻ trứng, đơn giản là vì chúng không có miệng để ăn và duy trì sự sống lâu hơn.
Đây là loài mực "heo" chỉ dài có hơn 10cm, có ngoại hình đáng yêu như một chú lợn, có vẻ khá hiền lành và thường thả mình trôi theo dòng nước.
Một điểm đặc biệt khác của mực "heo" đó là chúng có cơ quan phát sáng nằm sau đôi mắt to, giúp chúng di chuyển thuận lợi trong điều kiện ánh sáng tối dưới đáy đại dương.
Loài ruồi Ephydra hians nhiều lông có khả năng đặc biệt là nó có thể lặn dưới nước nhờ bộ lông phủ quanh người giúp giữ lại không khí, tạo thành lớp bong bóng khí bao xung quanh. Nhờ đó nó có thể lặn xuống hồ để ăn rong, tảo.
Thực ra chúng có quan hệ cộng sinh. Con nhện lớn sẽ bảo vệ và chia sẻ thức ăn cho ếch, còn ếch giúp nhện bảo vệ trứng nhện khỏi những con kiến.
Một số "cặp đôi" nhện và ếch còn sống cùng một nhà và cùng đẻ trứng.
Loài cua này không có càng nhưng chúng có vũ khí khác để tự vệ. Đó chính là những con hải quỳ với xúc tu cực độc. Hải quỳ cộng sinh với cua để dễ dàng kiếm thức ăn và tìm lãnh thổ mới hơn.
Loài lười có khả năng lười đến mức "bá đạo" này sẽ khiến bạn phải bật cười. Bộ lông xanh trong ảnh mà bạn đang nhìn thực chất không phải màu lông của lười, mà đó chính là một loại tảo. Loại tảo này thường hay bị nhầm với rêu. Chúng mọc ngay trên lông của lười.
Tuần một lần, lười sẽ rời cây xuống đất để "đi ị", cung cấp phân cho một loài ngài đẻ trứng trên đó. Đổi lại, ngài sẽ bay đến lông của lười, giúp chúng trồng loại tảo này và lười có thể ăn ngay tảo trên lông mình.
Loài sa giông này có khả năng tái tạo tế bào, tứ chi, thậm chí là não. Khả năng phục hồi này được ví với Người Sói Wolverine trong X-Men.
Đặc biệt, loài sa giông này có xương sườn sắc nhọn có thể đâm xuyên qua sườn của nó. Khi ngặp nguy hiểm, nó sẽ rút xương sườn có độc bắn về phía kẻ thù.
Loài cá kỳ lạ này gọi là cá mắt trống. Chúng có đầu trong suốt, có thể nhìn xuyên các bộ phận bên trong. Chỗ mũi tên chỉ vào chính là mắt của chúng.
Đôi mắt của loài cá này có thể xoay, nhìn trước, nhìn trên vô cùng linh hoạt. Đôi mắt nó đầu trong suốt để tìm con mồi. Đặc điểm này nhằm giúp chúng thích nghi được với môi trường tối tăm và có thể săn mồi dễ dàng hơn.
Ngoài ra cấu tạo này cũng giúp bảo vệ chúng khỏi những vi sinh vật có thể ăn mắt của chúng.
Khải Huyền (theo Bright Side)Bạn đang xem bài viết Những 'siêu năng lực' bá đạo và hài hước của các loài động vật tại chuyên mục Tin tức của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].