Những sai lầm điển hình của bố mẹ khi dạy con: 4 vấn đề bất kỳ gia đình nào cũng phạm phải nhưng không nhận ra

Dạy con là một hành trình dài với cha mẹ. Thế nhưng có những điều là sai lầm kinh điển khi giáo dục con cái mà đa số phụ huynh đều phạm phải mà không nhận ra.

Trẻ ngày một trưởng thành, nhưng rất nhiều bậc phụ huynh vẫn khư khư giữ quan niệm cũ trong cách nuôi dạy con cái. Bạn dùng tư tưởng của mình áp đặt vào tư tưởng của trẻ và cho đó là điều mà trẻ cần. Những cái sai lầm kinh điển, chủ quan mà bạn nghĩ  không những không giúp ích cho trẻ mà còn khiến sợi dây tình cảm đôi bên càng nhạt hơn.

1. Cha mẹ đã trưởng thành theo cách đó, vì vậy phải nuôi con như thế

Rất nhiều bậc phụ huynh hay than thở về con mình về những điều như: “Sao con lãng phí như thế? Có phúc mà không biết!”, “Sao có chút vất vả mà con cũng chịu không nổi hả? Ngày xưa bố/mẹ còn khổ hơn con đấy” v.v…

Dù xuất phát điểm của cha mẹ là muốn tốt cho con, mong con có thể nuôi dưỡng những đức tính tốt nhưng môi trường xã hội mà con sống khác xa với “ngày xưa”.

Những sai lầm điển hình của bố mẹ khi dạy con: 4 vấn đề bất kỳ gia đình nào cũng phạm phải nhưng không nhận ra 0

Vì vậy, khi bạn luôn lấy những gì từng trải của mình bắt con phải giống như vậy, hoặc đem điều đó ra để so sánh và trách phạt khi con không làm theo ý mình sẽ dễ gây ra áp lực cho trẻ. Về lâu dài, trẻ sẽ cảm thấy bố mẹ quá chuyên quyền, không hiểu mình và thậm chí sinh ra tâm lý “phản nghịch”, nghĩa là cố ý làm trái với mong mỏi của bạn.

Khi bố mẹ cố chấp làm theo những kinh nghiệm từ quá khứ thì việc dạy con càng khó, càng không thể phù hợp với sự phát triển của thời đại.

2. Cho con quá nhiều tình yêu thương sẽ là chiều hư con

Cha mẹ còn có những cách nghĩ khác tương tự như “Không nên ở bên cạnh con quá nhiều vì sẽ khiến con yếu đuối ỷ lại”, “Không nên thỏa mãn mọi nhu cầu của con”, “Không nên đặt con lên trên hết vì con dễ kiêu ngạo”, “Không nên để con tự làm chủ mọi việc vì con sẽ tự tư tư lợi” v.v…

Khi trẻ tự cảm nhận được tình yêu thương, sự tôn trọng thì sẽ càng dễ tiếp nhận sự ràng buộc từ bố mẹ. trẻ biết cảm thông và sẵn sàng chịu trách nhiệm hơn. Hãy nhớ là bạn cần phải “cho đi” trước thì trẻ cũng sẽ học được cách “cho đi”.

Những sai lầm điển hình của bố mẹ khi dạy con: 4 vấn đề bất kỳ gia đình nào cũng phạm phải nhưng không nhận ra 1

 Quan trọng tiếp theo sau đó là thái độ của cha mẹ khi giáo dục con có chừng mực và lựa chọn phương pháp thông minh hay không mà thôi, chứ không phải nằm ở chỗ “nhiều” hay “ít”.

Đừng sa vào quan niệm chủ quan của mình, vấn đề ở đây không phải là yêu thương con quá nhiều thì không tốt, mà là thiếu phương pháp giáo dục hiệu quả mới khiến trẻ bị “chiều hư”.

3. Cha mẹ làm như vậy là vì muốn tốt cho con

Viện nghiên cứu khoa học thần kinh thuộc trường đại học Dương Minh (Đài Loan) đã đưa ra khuyến cáo: “Muốn học, không có môi trường cũng có thể học; không muốn học, mời giáo sư đến cũng vô ích”.

Khi bạn sắp xếp mọi hoạt động của con dựa theo quan điểm và điều kiện của mình, bất chấp nó có phù hợp với tình hình thực tế và mong muốn của trẻ hay không, thường thì kết quả sẽ không như bạn hy vọng. Ví dụ như đăng ký cho con học các lớp học thêm, năng khiếu.

Hành động này của bố mẹ tuy thật sự là vì muốn tốt cho con, nhưng nếu phân tích tỉ mỉ, có nhiều trường hợp còn có một nguyên nhân ẩn khác, đó là: bản thân bố mẹ quá bận rộn đến nỗi không thể trông nom hay dạy con, thế là đem cái lý do “muốn tốt cho con” để “hợp lý hóa” việc cho con đi học đến mức trẻ “ngạt thở” vì quá tải.

Những sai lầm điển hình của bố mẹ khi dạy con: 4 vấn đề bất kỳ gia đình nào cũng phạm phải nhưng không nhận ra 2

4. Có thể bù đắp thời gian ở bên con sau

Nuôi dạy con là một quá trình dài và bền bi. Trong quá trình đó con cái và bố mẹ phải luôn đồng hành, cùng nhau tốt hơn mỗi ngày. Bố mẹ với con cái còn cần có thời gian tiếp xúc, ở bên cạnh nhau để nền tảng gắn bó được thiết lập và duy trì.

Nếu vì lý do nào đó, thời gian ở bên con bị hạn chế sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tâm hồn non nớt của trẻ. Chẳng hạn những dịp đặc biệt như sinh nhật, lễ khen thưởng, các cuộc thi v.v… trẻ rất mong có bố mẹ bên cạnh cùng chia sẻ và động viên mình. Nếu vắng mặt và nghĩ rằng có thể “bù đắp” lại cho con sau đó thì vô hình trung bạn đang dần đào một cái hố khoảng cách ngày càng xa với con.

Theo nghiên cứu của Nhật, mối quan hệ của trẻ trước 6 tuổi với bố mẹ có liên quan mật thiết đền việc sau khi trưởng thành con có là một người có trách nhiệm hay không và có mất đi phương hướng sống hay không. Vì vậy, đừng đợi có thời gian mới ở cùng trẻ, như thế sẽ làm tổn thương mối quan hệ gia đình và khiến trẻ dễ gặp trở ngại trong tâm lý.

Tuệ An

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính