Những loại thực phẩm không nên ăn với tỏi

Bình luận

Tỏi là gia vị quen thuộc, được sử dụng nhiều cho các món ăn. Tuy nhiên, dù rất tốt cho sức khỏe nhưng không nên ăn tùy ý bởi có những thực phẩm sẽ kỵ với tỏi, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

  Những loại thực phẩm không nên ăn với tỏi

Những loại thực phẩm không nên ăn với tỏi

Dưới đây là những loại thực phẩm không nên ăn với tỏi. Cùng tham khảo danh sách sau để có những lựa chọn phù hợp.

Những thực phẩm không nên ăn với tỏi

Trứng

Những loại thực phẩm không nên ăn với tỏi 1

Khi chiên trứng cùng tỏi quá cháy, sự kết hợp này có thể gây hại cho cơ thể.

Tỏi chiên quá cháy thường tạo ra chất rất độc và nguy hiểm cho sức khỏe. Không nên ăn trứng cùng tỏi cũng là khuyến cáo chung của nhiều chuyên gia.

Thịt gà

Theo Đông y, thịt gà có tính ấm và ngọt, còn tỏi có tính nóng. Vì vậy, khi kết hợp hai loại thực phẩm này sẽ dẫn đến món ăn có tính nóng hơn, dẫn đến khó tiêu, tiêu chảy, thậm chí nặng là kiết lỵ.

Trong trường hợp bạn bị kiết lỵ do ăn thịt gà với tỏi, hãy nấu nước lá dâu uống để giảm triệu chứng khó chịu.

Dầu cá, vitamin E

Trong khi dùng tỏi thì không nên dùng dầu cá hoặc vitamin E.

Ngoài ra, tránh sử dụng tỏi cùng với các chất bổ sung thảo dược như: nghệ, bạch quả, đinh hương, hạt dẻ ngựa, hà thủ ô... có thể ảnh hưởng đến quá trình đông máu.

Cá trắm

Những loại thực phẩm không nên ăn với tỏi 2

Đây là một trong những thực phẩm đại kỵ với tỏi, vì vậy bạn không nên kết hợp tỏi với cá trắm.

Nguyên nhân có thể do cá trắm có tính bình, vị ngọt không phù hợp với tỏi, gây đầy bụng và khó chịu. Trong quá trình chế biến, bạn chỉ nên ướp cá trắm với gừng và thì là.

Mật ong

Tỏi ăn chung với mật ong có thể dẫn đến tiêu chảy, khó chịu bụng.

Thịt chó

Thịt chó chứa nhiều chất đạm trong khi tỏi có tính cay nóng. Nếu kết hợp 2 loại thực phẩm này có thể dẫn tới đầy bụng, khó tiêu và kiết lỵ. Vì vậy, người ta không bao giờ ướp thịt chó với tỏi, mà sử dụng riềng, sả, gừng.

Những ai không nên ăn tỏi

  • Rối loạn chảy máu

Tỏi, đặc biệt là tỏi tươi, có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.

  • Bệnh tiểu đường

Tỏi có thể làm giảm lượng đường trong máu. Về lý thuyết, ăn tỏi có thể làm cho lượng đường trong máu quá thấp ở những người mắc bệnh tiểu đường.

  • Các vấn đề về dạ dày hoặc tiêu hóa

Tỏi có thể gây kích ứng đường tiêu hóa (GI), tăng axit uric trong niêm mạc ruột. Sử dụng tỏi thận trọng nếu bạn có vấn đề về dạ dày hoặc tiêu hóa, bởi tình trạng của bạn có thể tồi tệ hơn.

  • Huyết áp thấp

Tỏi có thể giúp hạ huyết áp. Về lý thuyết, ăn tỏi có thể khiến huyết áp trở nên quá thấp ở những người bị huyết áp thấp.

  • Phẫu thuật

Tỏi có thể kéo dài chảy máu và can thiệp vào huyết áp. Tỏi cũng có thể làm giảm lượng đường trong máu. Ngừng dùng tỏi ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.

  • Bụng đói

Khi bụng đói, bạn không nên ăn tỏi vì bụng trống có thể gây kích thích ruột, dạ dày dẫn đến đau dạ dày.

  • Người mắc bệnh gan

Thực tế, tỏi là thực phẩm có thể gây hại gan vì tính nóng. Trong tỏi chứa các thành phần có thể kích thích ruột, dạ dày, ức chế dịch tiêu hóa và làm tăng viêm gan.

  • Những người có thị lực yếu

Những người này không nên ăn tỏi bởi trong tỏi có thành phần gây kích thích màng nhầy, mô liên kết mạc của mắt.

Thay vì ăn tỏi, những người có bệnh lý về mắt nên ăn các thực phẩm giàu vitamin A, B1, riboflavin như: thịt, cá, trứng, sữa, cà rốt,...

Những loại thực phẩm không nên ăn với tỏi 3

Lưu ý khi ăn tỏi

  • Nên xắt nhỏ tỏi và để ngoài không khí từ 10- 15 phút trước khi ăn để có tác dụng tốt hơn.
  • Mỗi ngày bạn chỉ nên ăn từ 4-5 tép tỏi. Vào buổi sáng, bạn chỉ nên ăn 1-2 tép tỏi nhỏ là đủ, tuyệt đối không được ăn nhiều vì sẽ phản tác dụng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Nếu đang trong thời gian dùng thuốc, bạn nên tránh ăn tỏi vì có thể gây phản ứng.

Như vậy, ở trên là những lưu ý bạn cần biết khi ăn tỏi để bạn có thể có những lựa chọn sáng suốt hơn.

Bạn đang xem bài viết Những loại thực phẩm không nên ăn với tỏi tại chuyên mục Chỉ dẫn của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].
Ngọc Diệp