Vậy những loại thực phẩm không nên ăn cùng với tôm là gì?
Thực phẩm giàu vitamin C
Thịt tôm chứa các hợp chất arsenic pentavalent nồng độ cao, bản thân nó vô hại với cơ thể con người. Nhưng nếu được sử dụng với nhiều vitamin C thì asen pentavalent sẽ bị khử thành esen trioxide, thường được gọi là asen, dẫn đến ngộ độc asen cấp tính.
Thực phẩm giàu vitamin C như: chanh, cam, quýt, nho, mướp đắng, cà chua, cà rốt, ớt,...
Thực phẩm giàu axit tannic
Thịt tôm chứa nhiều protein, canxi, phốt pho và các chất dinh dưỡng khác. Nếu ăn tôm cùng với thực phẩm chứa axit tannic cao thì làm giảm thành phần dinh dưỡng của tôm.
Thêm vào đó, canxi và axit tannic sản xuất ra một chất không dễ tiêu hóa, dẫn đến nôn mửa, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng và các triệu chứng khác.
Những thực phẩm giàu axit tannic như: hồng, nho, lựu, tất cả các loại trà, rau bina,...
Qủa bí ngô
Bí ngô có tính hàn, vị ngọt, có công dụng điều trị hen suyễn, giải nhiệt và tiêu đờm hiệu quả. Tôm có tính ấm, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Nếu kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau sẽ dẫn tới tiêu chảy, nặng hơn là kiết lỵ, có mức độ tổn hại nhất định tới sức khỏe con người.
Nước ép hoa quả
Nước ép hoa quả, đặc biệt là nước cam, nước lê,... có chứa hàm lượng vitamin C rất cao, vì vậy nếu uống nhiều có thể dẫn tới ngộ độc vitamin C.
Đậu nành
Đậu nành rất giàu vitamin, có thể giúp tiêu hóa nhưng nếu ăn kết hợp với tôm sẽ gây khó tiêu và các triệu chứng khác.
Táo đỏ
Táo đỏ rất giàu vitamin nhưng nếu ăn cùng với tôm sẽ gây ngộ độc bởi arsenic pentoxide trong thịt tôm và vỏ tôm kết hợp với vitamin trong táo tạo thành chất asen trioxit (thạch tín).
Những bộ phận này của tôm không nên ăn
- Ruột tôm
Hệ thống tiêu hóa của tôm, ruột tôm thường là nơi tích tụ kim loại nặng. Vì vậy, ruột tôm nên được rút bỏ trước khi nấu.
- Đầu tôm
Thông thường trong quá trình làm tôm, toàn bộ tôm sẽ được nấu, do đó nhiều người trong quá trình ăn tôm sẽ ăn cả đầu.
Tuy nhiên, khi tôm trong quá trình tăng trưởng, một số yếu tố kim loại có hại sẽ đọng lại trong đầu tôm. Nếu ăn cả đầu tôm chứa những yếu tố kim loại có hại này, sức khỏe chúng ta có thể bị ảnh hưởng.
- Mang tôm
Bộ phận “bẩn” nhất của con tôm là mang tôm bởi chúng chủ yếu dựa vào mang để lọc.
Vì vậy, các chất hại sẽ tập trung ở mang và bề mặt cơ thể, khi ăn tốt nhất không nên ăn mang tôm.
Những lưu ý khi ăn tôm
- Không ăn tôm tái
Tôm nói riêng và các loại hải sản khác nói chung nên được nấu chín kỹ trước khi ăn, nếu ăn tái rất dễ mắc bệnh giun sán.
- Người bị dị ứng
Có một số người bị dị ứng với tôm, nhất là trẻ em. Triệu chứng thường gặp nhất của dị ứng tôm là nổi đỏ trên da, ngứa.
Những mảng mề đay như vậy xuất hiện ở người, chân tay, cổ. Sau một thời gian những mảng đỏ sẽ lặn, có thể sốt nhẹ ở trẻ.
- Ăn vỏ tôm
Không ít người cho rằng, vỏ tôm chứa nhiều canxi nhất, vì vậy, khi ăn thường cố gắng ăn cả vỏ. Tuy nhiên, thực tế thì vỏ tôm không hề giàu canxi như vậy. Nguồn canxi chính của tôm chủ yếu ở thịt, chân và càng.
Vì vậy, nếu chế biến đồ ăn cho trẻ con, bạn đừng cố bắt trẻ ăn vỏ tôm vì có thể gây hóc.
Cũng có nhiều người bị dị ứng với vỏ tôm và cảm thấy dạ dày khó chịu khi ăn cả vỏ tôm. Nếu cảm thấy buồn nôn và dạ dày khó chịu khi ăn vỏ tôm, hãy bỏ chúng trước khi ăn.