1. Nhiệt độ lý tưởng cho phòng ngủ
Muốn có sức khỏe tốt bạn cần có giấc ngủ tốt, và nhiệt độ phòng là một yếu tố rất quan trọng.
Thân nhiệt của chúng ta giảm một cách tự nhiên khi đang ngủ. Do đó, nhiệt độ lý tưởng cho phòng ngủ nên nằm trong khoảng 15ºC đến 19ºC.
2. Nhiệt độ lý tưởng cho phòng tập
Mỗi người thích nhiệt độ phòng tập khác nhau, nhưng hầu hết mọi người đều tập luyện và cảm thấy tốt nhất khi tập trong nhà ở nhiệt độ vừa phải từ 20ºC đến 22ºC.
3. Nhiệt độ lý tưởng cho phòng học
Nhiệt độ phòng ấm áp sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ hơn. Do đó nhiệt độ lý tưởng cho phòng học nên ở khoảng 21ºC đến 25ºC để bạn có thể học tập hiệu quả.
4. Nhiệt độ lý tưởng cho phòng làm việc
Trung bình mỗi người dành khoảng 90.000 giờ ở nơi làm việc trong suốt cuộc đời.
Một khảo sát năm 2015 cho thấy 42% nhân viên văn phòng cho biết môi trường làm việc của họ quá nóng vào mùa hè và 56% cho biết văn phòng quá lạnh vào mùa đông.
Nhiệt độ phòng lý tưởng để làm việc là 24ºC cho cả nam giới và nữ giới.
5. Nhiệt độ lý tưởng cho trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh nên ở trong phòng có nhiệt độ ôn hòa, không quá ấm cũng không quá lạnh. Nhiệt độ lý tưởng cho trẻ sơ sinh là 20ºC đến 22ºC.
6. Nhiệt độ lý tưởng cho người cao tuổi
Đối với người cao tuổi, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể gây vấn đề, vì người cao tuổi có thể gặp khó khăn trong việc điều hòa thân nhiệt.
Ở lâu trong phòng quá nóng hoặc quá lạnh có thể tác động tiêu cực tới sức khỏe người cao tuổi.
Nhiệt độ phòng an toàn và lý tưởng cho người cao tuổi nên trong khoảng 20ºC đến 23ºC.
7. Nhiệt độ lý tưởng cho thú cưng
Nhiệt độ lý tưởng cho thú cưng còn tùy thuộc nhiều yếu tố như giống loài, kích thước, tình trạng sức khỏe.
Thú cưng nhỏ dễ lạnh hơn, còn thú cưng lớn có khả năng giữ ấm lâu hơn.
Đối với thú cưng, nhiệt độ mùa hè không nên cao quá 26ºC đến 27ºC. Với mùa đông nhiệt độ từ 20ºC đến 22ºC là phù hợp.
(Theo Bright Side)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết Nhiệt độ phòng lý tưởng cho 7 tình huống không phải ai cũng biết tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].