Nguyên nhân gót chân bị nứt nẻ
Chế độ ăn uống không hợp lý:
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe và làn da. Khi sử dụng các loại thực phẩm khô, cay, nóng khiến cơ thể thiếu nước, dẫn đến làn da không đáp ứng đủ, vì vậy trở nên khô ráp hơn.
Bệnh lý ngoài da:
Người mắc một số rối loạn hoặc các bệnh như suy giáp, bệnh vảy nến, eczema, viêm da dị ứng, đặc biệt là bệnh tiểu đường… có thể dẫn đến nứt gót chân.
Thiếu nước, thời tiết lạnh:
Thiếu nước chính là nguyên nhân hàng đầu khiến cho vùng dưới gót chân bị khô ráp và nứt nẻ. Khi nhiệt độ không khí xuống thấp hoặc gặp phải môi trường lạnh giá bên ngoài, lớp da ở vùng gót chân sẽ trở nên khô cứng lại.
Lâu dần hình thành lên những vết nứt, rãnh nứt ở gót chân, gây nên tình trạng viêm nhiễm, đau đớn, thậm chí chảy máu.
Cách trị gót chân nứt nẻ hiệu quả
Đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh
Bạn nên bổ sung các loại thực phẩm như:
Bơ: hàm lượng vitamin E, C và chất béo lành mạnh có tác dụng làm mềm mịn da.
Cá: Các loại cá dồi dào omega 3 thúc đẩy quá trình hình thành collagen trong da, giúp cho da săn chắc, mịn màng.
Rau xanh: Trong thành phần của rau bina có chứa Vitamin E, omega 4, chất sắt… cần thiết để giúp cho làn da của bạn trở nên săn chắc và khỏe khoắn hơn rất nhiều.
Và một số loại thực phẩm khác như: dầu oliu, sữa chua, cà rốt, cà chua…
Trị gót chân nứt nẻ bằng dầu dừa
Dầu dừa chứa vitamin E có thể cải tạo, kích thích da mới phát triển, hồi phục các lớp nhăn nheo và nối liền lớp da đang bị nứt. Dầu dừa cũng có tác dụng dưỡng ẩm, cung cấp dưỡng chất để da không bị khô và bong tróc.
Pha loãng nước ấm với muối, ngâm chân 10 phút để gót chân mềm, làm dịu đau nhức.
Dùng khăn lau khô, lấy một lượng dầu dừa vừa đủ thoa và massage nhẹ lên gót chân để dầu được thẩm thấu dễ hơn.
Thực hiện 1-2 lần/tuần với gót chân bị nứt nhẹ, 2-3 lần/tuần với tình trạng nặng hơn.
Trị gót chân nứt nẻ bằng chanh
Chanh chứa các acid, vitamin C… làm sáng da và tẩy tế bào chết hiệu quả ở gót chân. Có 3 cách phổ biến dùng chanh cực hiệu quả mà các nàng có thể thử:
Cách 1: Pha loãng nước cốt chanh
Pha nước cốt chanh với ít nước ấm, ngâm chân 10-15 phút.
Dùng tay chà nhẹ gót chân để loại bỏ tế bào chết.Thực hiện 2 lần/tuần sẽ loại bỏ bớt phần chai chân, đồng thời làm mềm da.
Trong chanh có thành phần làm khô da, bạn nên thoa một kem dưỡng gót chân riêng biệt để cấp ẩm cho da.
Cách 2: Dùng vỏ chanh
Cắt chanh và vắt hết nước, chỉ lấy vỏ. Đặt gót chân lên một nửa trái chanh đã vắt nước, sau đó mang vớ vừa khít chân để cố định miếng chanh lại. Thực hiện bên còn lại tương tự.
Thực hiện trước khi đi ngủ, để qua đêm cho chanh thấm vào gót chân. Thực hiện 2-3 lần bạn sẽ thấy hiệu nghiệm ngay lập tức.
Cách 3: Sử dụng chanh và Vaseline
Đặt quả chanh trong ngăn lạnh cho đến khi đông cứng lại. Dùng bàn bào gọt nhuyễn phần vỏ chanh, trộn 1 muỗng canh vaseline với vỏ chanh vừa bào.
Ngâm chân bằng nước ấm 10 phút rồi dùng tay thoa đều hỗn hợp lên gót chân. Dùng băng gạc quấn lại phần gót, để qua đêm và rửa sạch vào sáng hôm sau. Thực hiện 1-2 lần nếu da bị nứt nhẹ, 2-3 lần nếu gót chân bị nứt nẻ lớn.
Trị nứt nẻ gót chân bằng chuối
Thành phần của chuối chứa nhiều dưỡng chất tốt cho da như chất kali, vitamin B6, B12, magie… nên khi sử dụng sẽ cung cấp đầy đủ các loại dưỡng chất thiết yếu, nuôi dưỡng da mềm mại, tẩy tế bào chết, kháng khuẩn và kích thích da tái tạo.
Cách 1: Bôi chuối trực tiếp
Sử dụng 2 quả chuối tiêu chín, bóc bỏ vỏ và bỏ vào máy xay sinh tố xay thật nhuyễn. Lấy đi tế bào chết và lớp sừng trên da rồi rửa chân thật sạch bằng xà phòng.
Đắp lên gót chân và giữ yên khoảng 15 phút rồi rửa sạch với nước ấm. Thực hiện cách trị nứt gót chân bằng chuối đều đặn mỗi ngày để có kết quả nhanh chóng nhất.
Cách 2: Kết hợp chuối với mật ong
Nghiền nhuyễn chuối rồi cho 2 thìa mật ong vào trộn thật đều tay. Nhẹ nhàng thoa hỗn hợp lên gót chân đã được làm sạch, đợi khoảng 20 phút rồi rửa sạch. Thực hiện 2 lần/tuần
Minh KhuêBạn đang xem bài viết Nguyên nhân và cách trị nứt nẻ gót chân vào mùa đông tại chuyên mục Tin tức của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].