Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Người trẻ có bao nhiêu tiền thì nên mua nhà trả góp ở khu Đông Hà Nội?

Theo chuyên gia tài chính Nguyễn Thu Hà, người trẻ không nên đợi có đủ tiền mới mua nhà mà hãy mạnh dạn mua vào thời điểm tốt nhất.

Khu Đông Hà Nội đang là lựa chọn của nhiều người trẻ khi muốn tìm nơi an cư lý tưởng tại Thủ đô. Ngoài số ít người có tích lũy sẵn đầy đủ để mua một căn nhà/căn hộ mà mình muốn, còn lại đa phần người trẻ đều tính đến phương án vay mượn để có thể sở hữu căn nhà nhiều tiện ích tại các khu vực Gia Lâm, Long Biên, Văn Giang (Hưng Yên). 

Tuy nhiên, có bao nhiêu tiền mới nghĩ nên tới vay mua nhà trả góp?  Bài toán trả nợ ngân hàng như thế nào?  

Chuyên gia tài chính Nguyễn Thu Hà - Giám đốc phát triển kinh doanh phân khúc Techcombank đã có những lời khuyên rất hữu ích cho độc giả của Gia Đình Mới về vấn đề này.

Chuyên gia tài chính Nguyễn Thu Hà - Giám đốc phát triển kinh doanh phân khúc Techcombank.

Chuyên gia tài chính Nguyễn Thu Hà - Giám đốc phát triển kinh doanh phân khúc Techcombank.

PV: Thưa chuyên gia, thị trường bất động sản phía Đông Hà Nội đang rất sôi động. Bà có nhận xét chung gì về những khách hàng đã, đang và sẽ mua nhà ở khu Đông?

Bà Nguyễn Thu Hà: Phía Đông Hà Nội đang được các nhà phát triển bất động sản xây dựng những mô hình đô thị khép kín và toàn diện. Những khu đô thị này đang được người dân, đặc biệt là giới trẻ lựa chọn làm nơi an cư bởi không gian rộng rãi, môi trường xanh, sạch và đặc biệt là rất nhiều tiện ích, cực kỳ lý tưởng cho cuộc sống đậm chất nghỉ dưỡng, đúng xu thế lựa chọn nhà ở hiện nay.

Qua quan sát của tôi, bên cạnh một phần khách hàng là giới đầu tư, tôi thấy phần lớn chân dung người mua nhà ở khu vực bất động sản phía Đông là những người trẻ, những gia đình trẻ, tiên tiến.

Một ví dụ cho nhóm chân dung này chính là những người làm các công việc tự do như kinh doanh, bán hàng online. Đây chính là những người chủ yếu làm việc ở nhà, có thể dành nhiều thời gian chăm lo cho gia đình. Họ là những người quan tâm tới nhu cầu an sinh: sáng có khuôn viên để dậy sớm đi bộ thể dục, có thể dạo ăn sáng ngay trong khoảng cách đi bộ, họ muốn cho con đi học ngay trong phân khu, học trong hệ thống Vinschool, các trường quốc tế với phong cách giáo dục tiên tiến và cởi mở hơn. 

Một ví dụ khác là nhóm khách hàng đến từ các tỉnh thành lân cận phía Đông Hà Nội như Hải Phòng, Quảng Ninh. Khu Đông là vị trí cửa ngõ ra vào thành phố Hà nội, cũng là vị trí thích hợp cho những người ở tỉnh khác lên thành phố làm việc nhưng cũng muốn tiện đường về thăm quê nhà. 

PV: Với một khu vực BĐS đang sôi động như phía Đông TP Hà Nội, khách hàng nên có bao nhiêu tiền thì mới nên tính đến chuyện mua nhà trả góp trong bối cảnh lãi suất cho vay trên thị trường luôn biến động, thưa bà?

Bà Nguyễn Thu Hà: Các bạn trẻ thường hỏi tôi về thời điểm nào mua nhà phù hợp, tôi chỉ có duy nhất một câu trả lời: thời điểm mua sớm nhất chính là thời điểm phù hợp nhất. 

Khi đã tích lũy được ít nhất 30% giá trị căn nhà, người trẻ hoàn toàn có thể sử dụng các gói vay mua nhà trả góp.

Khi đã tích lũy được ít nhất 30% giá trị căn nhà, người trẻ hoàn toàn có thể sử dụng các gói vay mua nhà trả góp.

Với mức thu nhập bình quân của người dân tăng nhanh như ở Việt Nam thì nhu cầu sở hữu nhà ở là rất lớn. Nếu mình không mua thì vẫn có những người khác với thu nhập như mình sẽ mua. 

Chúng ta không nên đợi khi tiết kiệm đủ tiền mới mua nhà, vì theo thống kê từ các nguồn thông tin đáng tin cậy, trong 20 năm qua, tốc độ tăng giá bình quân của bất động sản thường ở mức cao hơn các kênh đầu tư khác, và có thể cao hơn mức lãi suất vay trung bình dự kiến trong các năm tới.

Như vậy, nếu đợi đủ tiền mới nghĩ đến mua nhà thì giấc mơ sở hữu nhà sẽ rất xa vời. Đó là lý do, ngoài số ít người có tích lũy sẵn đầy đủ để mua một BĐS mà mình muốn, thì đa phần đều tính đến phương án vay mượn để có thể sở hữu căn nhà như ý. 

Với một khu vực mà thị trường bất động sản đang sôi động như ở phía Đông Hà Nội, mà theo tôi được biết, giá trung bình của 1m2 căn hộ tại khu vực này đang dao động ở mức 40 – 60 triệu/ 1m2, thì ví dụ, căn hộ 1 ngủ cho một gia đình trẻ có thể lên tới khoảng 1,8 - 2 tỷ. Khi đã tích lũy được ít nhất 30% giá trị căn nhà, các bạn hoàn toàn có thể vay vốn ở mức tối đa 70% để mua nhà. 

PV: Để việc mua nhà trả góp không quá áp lực tới cuộc sống hàng ngày, người trẻ nên có tính toán như thế nào?

Bà Nguyễn Thu Hà: Theo quan điểm của tôi, những người trẻ muốn tiếp cận phương án vay để mua những bất động sản phía Đông Hà Nội bây giờ, việc đầu tiên là lựa chọn ngôi nhà có mức giá phù hợp với thu nhập của hộ gia đình (thu nhập của cả hai vợ chồng), sao cho số tiền gốc + lãi phải trả hàng tháng chỉ nên ở mức trung bình là 30%/ thu nhập. 

Ví dụ với mức thu nhập 30 triệu/ tháng thì giá nhà phù hợp có thể khoảng 1,8 tỷ với thời gian vay 35 năm. 

Thứ 2, vốn tự có nên ở mức 30% và vốn vay nên ở mức tối đa 70% để tránh áp lực cho việc trả nợ gốc và lãi hàng tháng. 

Thứ ba, cần phải có kế hoạch chi tiêu rõ ràng với 70% thu nhập còn lại. Thói quen chi tiêu như các bạn biết, ảnh hưởng rất lớn đến tài chính gia đình. Điều nên làm là cắt giảm những khoản chi tiêu vô bổ, duy trì lối sống đơn giản nhằm tiết kiệm được nhiều hơn mà không làm suy giảm chất lượng cuộc sống. 

Thứ tư là điều quan trọng nhất: gia đình trẻ ấy phải có thu nhập ổn định. Để làm được điều này, người trẻ nên lựa chọn cho mình những kế hoạch công việc rõ ràng, có thể gắn bó với những tổ chức làm việc uy tín, ổn định bởi nó sẽ đảm bảo thu nhập và tăng trưởng thu nhập của họ.

PV: Xin bà chia sẻ kinh nghiệm để giảm áp lực trả lãi ngân hàng hàng tháng đối với người vay mua nhà. Bởi đây là lý do không ít người trẻ ngày nay chọn giải pháp thuê nhà thay vì mua nhà?

Bà Nguyễn Thu Hà: Đúng là đối với một số người Việt trước đây, việc trả nợ ngân hàng mỗi tháng đối với họ là áp lực lớn. Tôi có thấy tâm lý ngại, sợ nợ ngân hàng của nhiều thế hệ người Việt. 

Người trẻ lập ra được bài toán trả nợ hàng tháng là sẽ yên tâm với lộ trình trả góp cho căn nhà mơ ước.

Người trẻ lập ra được bài toán trả nợ hàng tháng là sẽ yên tâm với lộ trình trả góp cho căn nhà mơ ước.

Sở dĩ có tâm lý ngại, sợ này là do đằng sau việc vay ngân hàng bản chất là một kế hoạch tài chính dài hạn, theo đó, đầu tiên cần có mục tiêu rõ ràng, việc vay vốn này để đạt mục đích gì. 

Ví dụ việc vay vốn là hướng tới mục tiêu sở hữu một tài sản, thì ta phải xác định rõ việc sở hữu tài sản này mang lại những lợi ích gì cho chúng ta. Nếu đó là một ngôi nhà để ở, thì ngôi nhà này sẽ mang lại cho ta những giá trị sống gì. Còn nếu đó là một cơ hội đầu tư thì tỷ suất sinh lời kỳ vọng sẽ là bao nhiêu. 

Trên cơ sở so sánh rõ ràng giữa chi phí lãi vay bỏ ra với những giá trị, lợi ích nhận được thì mới có thể cân nhắc kế hoạch vay vốn này.  

Thứ hai, khi vay vốn, để tránh áp lực và cũng thể hiện tính cam kết của người vay đối với kế hoạch vay, thì mỗi người phải có một khoản tích lũy nhất định làm vốn đối ứng bên cạnh vốn vay. 

Thứ ba, chúng ta phải trả lời câu hỏi: kế hoạch trả nợ là gì, dòng tiền để trả nợ đến từ đâu? Thường dòng tiền trả nợ đến từ thu nhập và nếu ai có thu nhập ổn định và có dòng tiền vào đều đặn định kỳ sẽ giúp người đó tránh được áp lực. 

Thứ tư, và là điều quan trọng nhất, chúng ta có đủ lòng tin vào việc chúng ta có thể duy trì mức thu nhập ổn định và có những cơ hội thăng tiến, phát triển để tăng cường thu nhập trong tương lai dài hạn hay không? Nếu có những cơ hội đó thì chúng ta có đủ quyết tâm để nắm bắt hay không?

Tôi thấy thế hệ trẻ ngày nay đón đầu xu hướng mới, tiêu dùng khôn ngoan. Do tiếp xúc với công nghệ nhiều nên khả năng tư duy về tài chính của họ cũng tốt hơn. Chính vì vậy họ có đủ quyết tâm nắm bắt những cơ hội thăng tiến, phát triển để tăng cường thu nhập trong tương lai. 

Với những đặc điểm trên, tôi thấy không có nhiều rào cản cho việc Gen Z tiếp cận với phương án vay để có thể sở hữu những tài sản có giá trị sớm hơn. Tôi cũng đã thấy trong số những KH vay của ngân hàng, số lượng người trẻ Gen Z xuất hiện ngày càng nhiều.

Trân trọng cảm ơn bà!

Việt Hưng (thực hiện)/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO