Đó là trường hợp của bệnh nhân N.D.P. 32 tuổi ở Đà Nẵng, hiện đang điều trị tại bệnh viện Đà Nẵng.
Theo thông tin từ người nhà bệnh nhân, lúc đầu bệnh nhân chỉ thấy đau đầu, sốt cao nên vào giường nằm nghỉ ngơi.
Tuy nhiên, chỉ 1 lúc sau, người thân thấy anh P, có biểu hiện khác lạ bất thường, nên gọi xe đưa anh đến BV Đà Nẵng để cấp cứu.
BV Đà Nẵng tiếp nhận anh P. trong tình trạng nguy kịch, nhồi ép tim liên tục, do ngưng tuần hoàn chưa rõ nguyên nhân.
Bệnh nhân được ép tim và sốc điện liên tục nhưng không tái lập tuần hoàn. Các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực chống độc chẩn đoán đây là trường hợp viêm cơ tim nguy kịch.
Ngay lập tức, quy trình báo động đỏ nội viện được kích hoạt, ê kip bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực và Khoa Ngoại tim mạch đã quyết định can thiệp bằng kỹ thuật ECMO cấp cứu để điều trị bệnh nhân.
Quá trình thực hiện cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp và kỹ thuật ECMO diễn ra hơn nửa giờ đồng hồ.
Sau 6 ngày điều trị tích cực, tim của bệnh nhân dần hồi phục, bệnh nhân được ngừng ECMO, tiếp tục điều trị chăm sóc hồi sức, được chuyển đến Khoa Nội tim mạch để tiếp tục điều trị.
Ngừng tim đột ngột vô cùng nguy hiểm
Ngừng tim đột ngột là ngừng tuần hoàn đột ngột trong một thời gian ngắn từ khi khởi phát triệu chứng (thường không có dấu hiệu cảnh báo). Ngừng tim đột ngột xảy ra bên ngoài bệnh viện ở hơn 350.000 người/năm ở Mỹ,trong đó ước tính có khoảng 5000 trẻ sơ sinh và trẻ em, với tỷ lệ tử vong là 90%.
Ở người lớn, ngừng tim đột ngột chủ yếu do bệnh tim (trong tất cả các loại, với hơn 15% trường hợp ngừng tim đột ngột là do hội chứng mạch vành cấp tính, và phần lớn liên quan đến bệnh tim mạch tiềm ẩn).
Ngừng tim đột ngột là biểu hiện đầu tiên của bệnh tim chiếm một tỷ lệ đáng kể trong bệnh nhân. Các nguyên nhân khác bao gồm sốc tuần hoàn do rối loạn không phải là bệnh tim (đặc biệt là tắc mạch phổi, xuất huyết tiêu hóa, hoặc chấn thương), suy hô hấp, rối loạn chuyển hóa (bao gồm quá liều thuốc).
V.LinhBạn đang xem bài viết Nam thanh niên bị ngừng tim đột ngột sau khi thấy sốt cao, đau đầu tại chuyên mục Đời sống của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].