Nhiệt độ có liên quan đến chất lượng giấc ngủ?
Các chuyên gia cho rằng cơ thể con người thường có nhiệt độ cao hơn 2-3 độ vào buổi chiều tối và buổi sáng sớm. Nhưng khi đi ngủ, nhiệt độ sẽ hạ xuống.
Cụ thể, trong thời gian ngủ, trung bình một người sẽ giảm khoảng 3 - 6°C và giảm sâu khi bạn ngủ say. Nhiệt độ cơ thể bắt đầu tăng lên khi bạn chuẩn bị thức dậy.
Nghe có vẻ trực quan nhưng tắm nước ấm có thể thúc đẩy hệ thống điều hòa nhiệt độ của cơ thể, cải thiện sự tuần hoàn máu từ trong ra ngoài. Nó có thể giúp bạn giảm nhiệt độ một cách hiệu quả và giúp ngủ ngon hơn.
Bởi vì các nhà khoa học cho rằng nhiệt độ quá cao có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ.
Tắm vào lúc nào để cải thiện giấc ngủ vào ban đêm?
Theo bác sĩ Breus, cách dễ ngủ vào ban đêm đó là bạn nên tắm bồn thay vì tắm vòi hoa sen vì nó giúp bạn thư giãn hơn.
Bác sĩ Andrew Varga tại Trung tâm nghiên cứu về Giấc ngủ tại bệnh viện Sinai, Ấn Độ cho rằng mọi người thường tắm vào buổi tối và thấy giấc ngủ được cải thiện đáng kể.
Sau khi tắm xong, cơ thể cần thời gian để làm mát để dễ đi vào giấc ngủ hơn. Do đó, bạn không nên tắm sát giờ đi ngủ.
Nhiệt độ nước nước tắm và thời điểm tắm khi nào là thích hợp?
Tiến sĩ Shahab Haghayegh và các cộng sự tại trường Đại học Texas đã phân tích dữ liệu của gần 5.322 cuộc nghiên cứu khác nhau về mối liên hệ của thói quen tắm, nhiệt độ nước và chất lượng giấc ngủ.
Kết quả cho thấy thời điểm tắm và nhiệt độ nước rất quan trọng.
Theo đó, tắm trước khi ngủ khoảng 90 phút bằng nước ấm có thể giúp mọi người ngủ ngon hơn và dễ đi vào giấc ngủ nhanh hơn khoảng 10 phút. Và nhiệt độ thích hợp nhất đó là 40-43°C.
Nếu tắm vào buổi tối, bạn chỉ nên tắm khoảng 10 phút là tốt nhất.
(Theo Healthline)
Minh TrầnBạn đang xem bài viết Ngủ ngon hơn vào ban đêm nhờ tắm nước ấm đúng cách! tại chuyên mục Tư vấn chuyên gia của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].