Sau khi nghỉ việc tại doanh nghiệp, điều khiến người lao động băn khoăn nhiều nhất chính là vấn đề về BHXH và quyền lợi BHYT. Khi người lao động vẫn muốn nối tiếp bảo hiểm y tế tự nguyện bên ngoài thì có được coi là 5 năm liên tục và được hưởng các quyền lợi của hình thức bảo hiểm này hay không là thắc mắc của nhiều người.
Nghỉ việc xong mua BHYT tự nguyện ở ngoài có được tính là 5 năm liên tục không?
Khoản 5 Điều 12 Nghị đinh 146/2018/NĐ-CP quy định:
Bảo hiểm y tế 5 năm liên tục là quá trình người lao động tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục và không gián đoạn quá 3 tháng theo quy định thì trên thẻ sẽ xác định đủ 5 năm liên tục.
Người tham gia Bảo hiểm y tế sẽ được cấp ''Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm" và hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh BHYT cho các lần khám sau.
Trong đó, điều kiện phải có đủ thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục, thời gian gián đoạn không quá 3 tháng, có số tiền chi trả phí khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở..
Trừ trường hợp người tham gia bảo hiểm tự ý khám trái tuyến.
Trường hợp người lao động nghỉ việc tại doanh nghiệp nhưng tiếp tục mua BHYT tự nguyện ở ngoài theo hộ gia đình thì vẫn được tính là 5 năm liên tục, điều kiện là thời gian gián đoạn bảo hiểm không quá 3 tháng.
Sau khi người lao động nghỉ ở doanh nghiệp thì để tiếp tục theo bảo hiểm y tế có thể tiếp tục mua Bảo hiểm y tế hộ gia đình (Theo Luật BHYT hiện hành, bạn không thể mua BHYT riêng lẻ.)
Thủ tục tham gia BHYT theo hộ gia đình
Để tham gia BHYT hộ gia đình, người tham gia cần chuẩn bị bao gồm những giấy tờ sau:
- Tờ khai tham gia BHYT;
- Danh sách người muốn tham gia BHYT;
- Danh sách đăng ký tham gia BHYT hộ gia đình;
- Sổ hộ khấu bản chính hoặc sổ tạm trú;
- Bản chính hoặc ảnh chụp thẻ BHYT người đã có thẻ để nộp kèm hồ sơ.
Thạch ThảoBạn đang xem bài viết Nghỉ việc xong mua BHYT ở ngoài có được tính là 5 năm liên tục không? tại chuyên mục Tin tức của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].