Tỉ lệ người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam ngày càng tăng cao. Chính vì thế, vấn đề đóng bảo hiểm cho người nước ngoài ở các doanh nghiệp trong nước đang là vấn đề được quan tâm, bởi đây là chính sách đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Cơ sở pháp lý để đóng BHYT cho người nước ngoài
Khoản 2, Điều 1 Luật BHYT số 01/VBHN-VPQH quy định, vấn đề đóng bảo hiểm y tế không có sự phân biệt giữa người Việt Nam và người nước ngoài. Tức là khi đã là lao động sinh sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam, người nước ngoài sẽ được hưởng các chính sách giống với lao động người Việt.
Thủ tục làm BHYT cho người nước ngoài là thắc mắc của nhiều doanh nghiệp Việt
Quy định về BHYT thể hiện sự bình đẳng, đồng thời đây cũng là quyền lợi thiết thực của người lao động và nghĩa vụ của tổ chức, doanh nghiệp khi sử dụng lao động là người mang quốc tịch nước ngoài.
Thủ tục đóng bảo hiểm cho người nước ngoài 2020
1. Nhóm đối tượng tham gia BHYT
Theo Luật BHYT, đối tượng tham gia BHYT được chia thành 5 nhóm, cụ thể:
- Nhóm 1: Người lao động và người sử dụng lao động;
- Nhóm 2: Đối tượng được các cơ quan, tổ chức BHXH đóng;
- Nhóm 3: Đối tượng do ngân sách nhà nước đóng;
- Nhóm 4: Đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng;
- Nhóm 5: Đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình.
2. Đóng BHYT tự nguyện cho người nước ngoài
Hồ sơ tham gia BHYT tự nguyện cho người nước ngoài
Công văn số 3170/BHXH-BT quy định, người nước ngoài muốn đóng BHYT cần các giấy tờ sau:
- Tờ khai TK1-TS của thành viên tham gia BHYT gửi cơ quan BHXH tuyến huyện;
- Mẫu DK01 kê khai thông tin các thành viên trong gia đình;
- Mẫu DK04 kê khai những người tự đóng BHYT;
- Bản sao Sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú gia đình;
- Đối tượng đã có thẻ BHYT thì nộp bản chính hoặc bản chụp ảnh thẻ BHYT cũ để cơ quan BH giảm trừ mức đóng khi đóng cùng hộ GĐ.
BHYT không phân biệt đối tượng là người Việt Nam hay nước ngoài
3. Mức đóng BHYT tự nguyện cho người nước ngoài
- Mức đóng người của người thứ nhất bằng 4,5% lương cơ sở;
- Mức đóng của người thứ hai bằng 70% người thứ nhất;
- Mức đóng của người thứ ba bằng 60% người thứ nhất;
- Mức đóng của người thứ tư bằng 50% người thứ nhất;
- Từ người thứ năm trở đi, đóng 40% so với người thứ nhất.
Thủ tục tham gia BHYT bắt buộc cho người nước ngoài
1. Hồ sơ tham gia BHYT bắt buộc
- Hai bản mẫu D03-TS kê khai danh sách người tham tha BHYT;
- Mẫu TK1-TS: Tờ khai tham gia BHXH, BHYT cho người lao động.
2. Mức đóng BHYT bắt buộc cho người nước ngoài
Theo Nghị định 143/2018/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết, mức đóng BHYT bắt buộc cho người nước ngoài áp dụng từ 1/12/2018 đến 31/12/2021 là 4,5% mức lương tham gia BHXH. Người lao động đóng 1,5%, người sử dụng lao động đóng 3% mức lương tham gia BHYT theo quy định.
Trên đây là một số hướng dẫn đóng BHYT cho người nước ngoài, người lao động cần căn cứ vào nhóm đối tượng để thực hiện tham gia BHYT tự nguyện hay bắt buộc. Người sử dụng lao động cũng cần lưu ý để đảm bảo quyền lợi cho người lao động của mình.
Thạch ThảoBạn đang xem bài viết Thủ tục đóng bảo hiểm y tế cho người nước ngoài 2020 tại chuyên mục Tin tức của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].