Nếu phát hiện bị trao nhầm con, bạn sẽ làm gì?

Trường hợp bị trao nhầm con mới đây tại Ba Vì đang khiến cộng đồng mạng xôn xao, phải lựa chọn giải pháp nào khi một ngày bạn phát hiện ra mình đã bị trao nhầm con?

Phần lớn chúng ta ai cũng đã, đang hoặc sẽ làm cha mẹ. Và đứa trẻ luôn là hy vọng của cả gia đình, đứa con mà ta đứt ruột đẻ ra, nuôi nấng, hy sinh tất cả cho con.

Cho đến một ngày bạn phát hiện ra đứa trẻ bạn hy sinh tất cả cho hóa ra là con nuôi, và con ruột của bạn đã bị trao nhầm vào một gia đình khác, liệu bạn có suy sụp, hay giải quyết thế nào?

Những năm gần đây, rất nhiều vụ việc trao nhầm con do những sai sót không đáng có mới được đưa ra ánh sang, khiến rất nhiều gia đình rơi vào cảnh bàng hoàng, không biết phải xử lý sao cho hợp tình hợp lý.

1. Những trường hợp trao nhầm con trớ trêu trên thế giới

10 năm sau mới phát hiện nhầm con khi đi chiếu đèn chữa vàng da

Hơn 20 năm trước, các nhân viên tại cơ sở y tế ở Pháp đã mắc sai lầm, thay đổi danh tính của 2 bé gái mới sinh.

Con gái của bà mẹ Sophie do bị vàng da đên đã nằm phòng chiếu trong bệnh viện. Ai biết được rằng, lúc đó cũng có một bé gái sơ sinh khác trong phòng chiếu này.

Khi đưa em bé về gia đình, do sai lầm về danh tính, hai cô bé đã bị trao nhầm. Dù cha mẹ của 2 đứa trẻ đều cho rằng, độ dài tóc của con mình có thay đổi và đưa ra nghi vấn với bệnh viện. Nhưng họ đã được giải thích là do hiệu quả điều trị bằng đèn dẫn đến sự thay đổi này.

Phải đến 10 năm sau, sự thật mới được lộ diện. Mặc dù bệnh viện đã bồi thường gần 1,9 triệu Euro, hai gia đình cũng quyết định không đổi lại con và cũng không bao giờ liên lạc lại với nhau.

Sophie và con gái Manon đã được cô nuôi dưỡng như con đẻ

Sophie và con gái Manon đã được cô nuôi dưỡng như con đẻ

Nhận nhầm, con không giống mình, chồng giết người vì nghi vợ ngoại tình

Sau khi chồng qua đời, người phụ nữ Nga Zoya đã hạ quyết tâm kiểm tra AND với cô con gái không giống mình. Kết quả đúng là hai người không cùng huyết thống.

Chỉ vì hai bé gái trùng tên họ, đã dẫn đến sai sót đáng sợ này. Điều bi kịch hơn nữa là khi Zoya tìm được con gái của mình - Lucia, cuộc đời bi thảm của con gái đã khiến bà mẹ đáng thương phải bật khóc.

Người cha hiện tại của Lucia vì thấy con gái không giống mình, đã nghĩ rằng vợ mình ngoại tình. Kết cục, ông đã giết chết người hàng xóm “ngoại tình” với vợ và đi tù.

Người mẹ cũng trầm cảm rồi sớm qua đời vì bệnh tật. Lucia qua hết trại trẻ mồ côi này đến trại khác, cuối cùng kết hôn và sinh con và chìm trong nghèo khổ, khốn khó.

Con gái ruột (trái) và cô con gái nuôi nhầm (phải)

Con gái ruột (trái) và cô con gái nuôi nhầm (phải)

Nhận nhầm con, nhưng quyết không đổi lại

Năm 1983, hai cậu bé đã cùng sinh ra tại cùng một phòng sinh ở bệnh viện nhân dân Toại Xương, Trung Quốc. Theo quy định vào thời điểm đó, đứa trẻ được sinh ra và được gửi đến phòng vô trùng trong 3 ngày.

Ba ngày sau, y tá sẽ trả đứa trẻ cho bố mẹ. Vì quần áo của trẻ không thay đổi, nhà ông Trình và ông Lý đều hoan hỷ nhận con vì cho rằng đó đúng là con mình.

4 năm sau, vợ chồng ông Trình phát hiện nhà trẻ có một cậu bé rất giống mình liền đi theo cậu bé về nhà.

Kết quả hai vợ chồng nhận ra đây chính là gia đình ông Lý trước ở cùng phòng bệnh viện sinh nở, lúc này mới đoán ra mọi việc. Sau đó hai gia đình đã tiến hành kiểm tra AND, kết quả hoàn toàn đúng như họ nghi ngờ.

Hai đứa trẻ bị nhận nhầm đã được hai gia đình cùng nuôi lớn như anh em trong một gia đình.

Hai đứa trẻ bị nhận nhầm đã được hai gia đình cùng nuôi lớn như anh em trong một gia đình.

Dù tòa án đã quyết định bệnh viện phải bồi thường 1 nghìn Nhân dân tệ, nhưng hai gia đình không khỏi bối rối.

Vì một đằng là đứa con đứt ruột đẻ ra, một đằng là đứa con nuôi suốt 4 năm đã có quá nhiều tình cảm, kỷ niệm. Cả hai gia đình đều không nỡ đổi lại con. Gia đình anh Trình quyết định tiếp tục như vậy, nhận con ruột, còn không trao đổi con.

Vì 2 gia đình cách nhau không xa, lúc rỗi có thể qua lại, vui vẻ cùng nhau, ăn uống, trò chuyện cùng nhau. Hai đứa trẻ sẽ có 2 người cha, 2 người mẹ cùng lúc. Nhờ vậy, cuộc sống của chúng không bị xáo trộn, cả hai lớn lên, trưởng thành, kết hôn và có con.

Hai gia đình đã gắn kết như một nhà.

Hai gia đình đã gắn kết như một nhà.

Nhưng không phải những gia đình bị trao nhầm con nào cũng có hướng giải quyết vấn đề và cái kết tròn trịa như vậy. 

Gia đình bị tráo nhầm con giữa 100 trẻ sơ sinh khác

Một trường hợp khác ở Thượng Hải, thậm chí dù biết con mình đã bị trao nhầm, gia đình vẫn chưa thể tìm con trong số gần 100 đứa trẻ sinh cùng thời điểm tại bệnh viện.

29 năm trước, Vương Nghiệp được sinh tại Bệnh viện bà mẹ và trẻ em số 1 tại Thượng Hải. Hai năm trước, anh làm kiểm tra máu, bất ngờ phát hiện không cùng huyết thống với cha mẹ của mình.

Đứa trẻ đã bị trao nhầm cha mẹ, giờ vẫn chưa biết đâu là cha mẹ ruột của mình trong 100 gia đình cùng sinh đẻ tại bệnh viện lúc bấy giờ.

Đứa trẻ đã bị trao nhầm cha mẹ, giờ vẫn chưa biết đâu là cha mẹ ruột của mình trong 100 gia đình cùng sinh đẻ tại bệnh viện lúc bấy giờ.

Kết quả này khiến cả gia đình kinh ngạc, Mẹ anh là bà Trương cho rằng, chỉ có thể nhầm lẫn từ lúc sinh nở. Trong lúc để tại bệnh viện, hai mẹ con tách nhau 3 lần.

Hiện tại, nhiều khả năng đứa con thật của gia đình bà Trương đã bị nhầm lẫn trong khoảng 100 gia đình sinh vào thời điểm bấy giờ tại bệnh viện.

Trước đây, tại nhiều bệnh viện, trẻ và mẹ được tách nhau. Trẻ em tập trung tại riêng một khu vực. Hàng chục được trẻ ở chung một chỗ, khả năng nhầm lẫn có thể xảy ra. Và có lẽ không phải gia đình nào cũng biết được đã trao nhầm con. 

2. Kể cả khi biết nhầm con, phải xử lý ra sao?

Kể cả khi tìm được con mình rồi, hai gia đình trao nhầm con cũng khó lòng có thể biết được mình phải xử lý hoàn cảnh trớ trêu này ra sao?

Một bên là con ruột mình đã hoài thai 9 tháng 10 ngày, mang dòng máu, ADN của mình, một bên là đứa trẻ đã ở bên, mình chăm sóc bao ngày, có bao nhiêu tình cảm.

Vậy trong tình huống ấy, bạn sẽ có lựa chọn thế nào, cư dân mạng đã bàn tán sôi nổi và có những lựa chọn sau:

Nhất định phải đổi lại con ruột

Những người đưa ra quyết định này cho rằng việc không đổi lại con sẽ làm hại con trẻ.

Bản thân ai cũng muốn "phiên bản mini" của mình, một đứa trẻ mang dòng máu của mình, những đặc điểm giống mình, mà như dân gian ta vẫn có câu "con nhà tông không giống lông cũng giống cánh". Đó là người kế thừa bạn về mặt di truyền, tình cảm, và tất cả hy vọng của bạn. 

Nói một cách thực tế khác, mỗi chúng ta không muốn nhận con nuôi chẳng phải cũng vì muốn sinh ra những đứa trẻ mang gene di truyền của mình đó sao? Hay vì sao nhiều người vẫn có sự phân biệt giữa con ruột, con nuôi, hay con chung con riêng.

Chưa kể trong trường hợp bệnh tật, nếu cha mẹ và con cùng huyết thống còn có khả năng hiến máu, hiến bộ phận cho nhau dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, có những người rất coi trọng vấn đề “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, vì vậy liệu rằng khi biết rằng đây không phải đứa con ruột của mình, họ có còn tận tâm tận lực chăm sóc, hy sinh vì đứa trẻ?

Liệu bạn cũng có thể yên tâm sống thoải mái khi trong lòng luôn canh cánh, liệu con đẻ của mình có được nhà nhận nhầm chăm sóc cẩn thận không?

Vì vậy có nhiều người khi bị đặt ra câu hỏi này đã quyết định sẽ đổi lại con ruột của mình, tuy nhiên vẫn cố gắng giữ quan hệ với cậu con nuôi mình đã chăm sóc suốt bao nhiêu năm qua.

Ý kiến cho rằng nhất định phải đổi lại. Nhiều người cho rằng nuôi lớn chừng này rồi, có tình cảm với đứa trẻ không nỡ đổi, thực tế vậy là hại chính con ruột của mình. Vì người nuôi không bao giờ có thể tốt bằng cha mẹ ruột.

Ý kiến cho rằng nhất định phải đổi lại. Nhiều người cho rằng nuôi lớn chừng này rồi, có tình cảm với đứa trẻ không nỡ đổi, thực tế vậy là hại chính con ruột của mình. Vì người nuôi không bao giờ có thể tốt bằng cha mẹ ruột.

Có ý kiến lại dùng xe hơi lấy ví d để cho rằng cái gì nguyên bản, đúng nguồn,

Có ý kiến lại dùng xe hơi lấy ví d để cho rằng cái gì nguyên bản, đúng nguồn, "chính hãng" cũng tốt hơn, phẩm chất được đảm bảo

Không thể đổi lại vì đã có tình cảm với con nuôi

Những người coi trọng vấn đề tình cảm lại cho rằng, quan trọng đã có rất nhiều tình cảm với đứa trẻ mình nuôi, nên không nỡ thay đổi, thấy tội nghiệp đứa trẻ. 

Nhiều ý kiến cũng cho rằng, trừ trường hợp hai đứa trẻ đã lớn, cha mẹ có thể tôn trọng ý kiến của trẻ, còn với trẻ nhỏ, việc không đổi lại con sẽ giúp con không bị tổn thương. 

Quả thật với người lớn khi phát hiện ra sự thật con mình bị trao đổi đã suy sụp như vậy, những đứa trẻ non nớt và luôn coi cha mẹ là chỗ dựa quan trọng nhất, chúng sẽ cảm thấy mất điểm tựa như thế nào khi đột ngột bị thay đổi cha mẹ, thay đổi môi trường sống. 

Tôi cùng chồng tôi đã bàn qua chuyện này. Khi mang bầu, em bé được siêu âm là con trai, nhưng sinh ra lại là con gái. Chị gái chồng khi nhìn thấy con gái tôi cũng thắc mắc vì thấy không giống bọn trẻ trong nhà. Chồng tôi cũng có lúc nói vậy, thắc mắc liệu có nhận nhầm con không. Nhưng lúc tôi mổ đẻ, trong phòng chỉ có một mình, làm sao nhầm được. Giờ em bé đã 3 tháng tuổi, có lúc tôi hỏi chồng nếu nhận nhầm con, có đổi lại con ruột không. Chồng tôi bảo rằng không đổi nữa, nuôi con suốt bao tháng ngày rồi giờ sao nỡ đổi, tôi cũng không nỡ như vậy. Nhưng mà điều quan trọng là con bé giờ giống hệt chị gái nó lúc nhỏ, nên chắc không nhầm được đâu!

Tôi cùng chồng tôi đã bàn qua chuyện này. Khi mang bầu, em bé được siêu âm là con trai, nhưng sinh ra lại là con gái. Chị gái chồng khi nhìn thấy con gái tôi cũng thắc mắc vì thấy không giống bọn trẻ trong nhà. Chồng tôi cũng có lúc nói vậy, thắc mắc liệu có nhận nhầm con không. Nhưng lúc tôi mổ đẻ, trong phòng chỉ có một mình, làm sao nhầm được. Giờ em bé đã 3 tháng tuổi, có lúc tôi hỏi chồng nếu nhận nhầm con, có đổi lại con ruột không. Chồng tôi bảo rằng không đổi nữa, nuôi con suốt bao tháng ngày rồi giờ sao nỡ đổi, tôi cũng không nỡ như vậy. Nhưng mà điều quan trọng là con bé giờ giống hệt chị gái nó lúc nhỏ, nên chắc không nhầm được đâu!

Tôi và chồng đã từng thử bàn trường hợp ấy với nhau, đáp án là không đổi.

Tôi và chồng đã từng thử bàn trường hợp ấy với nhau, đáp án là không đổi.

Hai gia đình kết giao với nhau 

Có lẽ đây là phương án hòa hợp, hạnh phúc nhất cho tất cả. Hai gia đình giữ mối quan hệ thân thiết một nhà. Như vậy mỗi đứa trẻ có thêm người anh em, có 2 ông bố, hai bà mẹ. Cả hai phía đều không chịu nhiều tổn thương mất mát hay xa cách. 

Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể đi tới cái kết hạnh phúc đoàn viên này, khi có sự khác biệt về kinh tế, quan điểm sống cho tới xa cách về mặt địa lý.

Việc nhận nhầm con cũng là một dạng duyên phận, hai gia đình đều nên giữ tình cảm sâu đậm với đứa con mình đã nuôi dưỡng bao năm qua. Hãy để 2 đứa trẻ đều cò được tình cảm từ hai ông bố, hai bà mẹ. Hai gia đình nên thường xuyên nâng cao tình cảm, để hai đứa trẻ thay đổi chỗ ở qua lại một thời gian, như vậy mọi chuyện sẽ tốt hơn.

Việc nhận nhầm con cũng là một dạng duyên phận, hai gia đình đều nên giữ tình cảm sâu đậm với đứa con mình đã nuôi dưỡng bao năm qua. Hãy để 2 đứa trẻ đều cò được tình cảm từ hai ông bố, hai bà mẹ. Hai gia đình nên thường xuyên nâng cao tình cảm, để hai đứa trẻ thay đổi chỗ ở qua lại một thời gian, như vậy mọi chuyện sẽ tốt hơn.

Có thể làm con của 2 gia đình, làm bố, làm mẹ của cả 2 đứa trẻ thì tốt biết mấy. Đứa trẻ cũng sẽ có thêm anh thêm em. Nếu không biết trân trọng mối duyên phận này thì thật đáng tiếc.

Có thể làm con của 2 gia đình, làm bố, làm mẹ của cả 2 đứa trẻ thì tốt biết mấy. Đứa trẻ cũng sẽ có thêm anh thêm em. Nếu không biết trân trọng mối duyên phận này thì thật đáng tiếc.

Đây là duyên phận khó có được, hy vọng hai gia đình có thể kết giao với nhau, vậy là việc không tốt lại thành việc tốt

Đây là duyên phận khó có được, hy vọng hai gia đình có thể kết giao với nhau, vậy là việc không tốt lại thành việc tốt

Tôi không thể tin, chưa thể chấp nhận được điều này

Đây là một quan điểm tương đối phổ biến, nhiều người cho rằng mình không biết phải làm gì, thậm chí chưa dám nghĩ tới.

Quá kỳ lạ. Tôi cho rằng chỉ có trên phim ảnh mới có chuyện này.

Quá kỳ lạ. Tôi cho rằng chỉ có trên phim ảnh mới có chuyện này.

Tôi sẽ tổn thương chết mất, tôi không thể chấp nhận được sự thật ấy.

Tôi sẽ tổn thương chết mất, tôi không thể chấp nhận được sự thật ấy.

Thực tế, nếu biết con mình đã bị trao nhầm, phần lớn bố mẹ sẽ cảm thấy sụp đổ, khóc lóc. Và ngay cả khi tìm được con ruột, bạn cũng sẽ khổ sở giữa các lựa chọn?

Liệu con ruột bạn và con nuôi sẽ ở trong những môi trường sống thế nào? Làm sao để hạn chế tổn thương lũ trẻ? Liệu hai nhà có cùng quan điểm để đưa ra quyết định cuối cùng?

Sẽ ra sao nếu hoàn cảnh sống của 2 gia đình khác hẳn nhau? Quả thật, phải trong những tình huống cụ thể mới biết được đâu là lựa chọn ổn thỏa nhất cho tất cả. 

Bảo Anh/GIADINHMOI

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính