Bạn Ngô Hồng Nhung, (Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ: “Mẹ em bị tiểu đường đã lâu, mọi người mách nên dùng Đông trùng Hạ thảo. Em đã dùng Đông trùng Hạ thảo cho mẹ em mấy năm nay. Kết quả, em quan sát thấy, mẹ em hết hiện tượng chán ăn, ăn vào là nôn. Em thường mua Đông trùng Hạ thảo tươi về để tủ lạnh, nghiền phần nấm bên trên trộn với mật ong cho mẹ em uống. Em băn khoăn không biết dùng loại khô tốt hơn, hay dùng loại tươi tốt hơn”.
Cũng với câu hỏi này, anh Nguyễn Quang Khánh, (Đông Đa, Hà Nội) băn khoăn: “Gia đình có người già, muốn dùng Đông trùng Hạ thảo, tuy nhiên, loại tươi khó bảo quản, chế biến. Tôi băn khoăn không biết dùng loại tươi hay khô”
Còn rất nhiều ý kiến tương tự gửi đến Viện Nghiên cứu và ứng dụng Nông nghiệp hữu cơ chia sẻ băn khoăn nên dùng loại tươi hay khô. Trong khuôn khổ bài viết này, từ thực tiễn nuôi trồng và nghiên cứu, chúng tôi xin chia sẻ vài phân tích nhỏ giữa việc dùng loại khô và loại tươi.
Trên thực tế, tâm lý thông thường, người mua sẽ nghĩ rằng: Đông trùng Hạ thảo tươi sẽ được mua theo kiểu “sợ tận tay, nhìn tận mắt”. Người mua sẽ tránh mua hàng kém chất lượng nuôi trồng và chế biến tại Trung Quốc nhập về Việt Nam. Tuy nhiên, điều đó chỉ đúng khi bạn mua tại phòng nuôi cấy của cơ sở sản xuất có uy tín và vận chuyển, bảo quản, chế biến đúng cách.
Các chuyên gia cho rằng, với những cơ sở không có uy tín và không có đủ niềm tin, không đủ cơ sở khoa học thì dù bạn mua Đông trùng Hạ thảo tươi cũng khó đạt được như ý.
Lý do, trong những loại Đông trùng Hạ thảo được nuôi tại Việt Nam có loại là giống nhập từ Trung Quốc. Loại này thường có đặc điểm thân to, màu cam nhạt, có nơi sấy lên sẽ có màu trắng đục.
Loại này được nuôi khá nhiều tại Việt Nam vì đặc điểm cho năng suất cao, chống chọi tốt với những tác nhân gây chết. Tuy nhiên, loại này khi đi kiểm nghiệm hàm lượng chất dinh dưỡng thường rất thấp, như Cordycepin thường chỉ ở khoảng 1- 1,8 mg/g.
Một lý do quan trọng khác, dù là sản phẩm Đông trùng Hạ thảo giống Nhật Bản hay Hàn Quốc nếu không được chế biến, bảo quản đúng cách thì hàm lượng các chất trong Đông trùng Hạ thảo cũng giảm đi rất rõ rệt.
Theo quy trình sản xuất của Viện Nghiên cứu và ứng dụng Nông nghiệp hứu cơ, Đông trùng Hạ thảo được cấy bào tử trên cơ chất và nuôi trong phòng điều hòa nhiệt độ, dùng đèn chiếu sáng liên tục, độ ẩm, nhiệt độ đều đặn theo các thời kỳ sinh trưởng.
Thường ở các cơ sở uy tín, sau 60- 70 ngày, khi Adenosine và Cordycepin và các chất đạt đến cao nhất, cán bộ kỹ thuật sẽ tiến hành khai thác thu hái phần quả thể phía trên. Sau đó được chuyển vào máy sấy thăng hoa hoặc sấy lạnh, sấy gia nhiệt.
Sản phẩm khô thường sẽ ổn định các chất Adenosine, Cordycepin và các axit amin. Còn sản phẩm tươi, thông thường thời điểm sử dụng, trưng bày sẽ kéo dài và không cố định, do đó hàm lượng các chất trong Đông trùng Hạ thảo cũng không ổn định như sản phẩm khô.
Mặt khác, trong quá trình vận chuyển và trưng bày, nếu Đông trùng Hạ thảo đang tươi, gặp ánh sáng mặt trời, thì hàm lượng các chất cũng bị thay đổi không ổn định như điều kiện độ ẩm, nhiệt độ ánh sáng trong phòng nuôi cấy vô trùng.
Do đó, các chuyên gia về Đông trùng Hạ thảo khuyến cáo, người mua nên dùng Đông trùng Hạ thảo khô được chế biến, bảo quản đúng quy cách. Nên dùng sản phẩm Đông trùng Hạ thảo khô của những cơ sở uy tín, ít dùng sản phẩm tươi, trừ những sản phẩm tươi dùng vào chế biến, ngâm rượu.
Nguyễn Văn Cường (Viện Nông nghiệp hữu cơ)Bạn đang xem bài viết Nên dùng Đông trùng Hạ thảo tươi hay Đông trùng Hạ thảo khô? tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].