5 bước đặt mục tiêu SMART giúp bạn tăng cơ hội thành công

Mục tiêu SMART là công cụ giúp bạn tăng cơ hội thành công với mục tiêu đề ra. Vậy mục tiêu SMART là gì và cách đặt mục tiêu theo phương pháp này ra sao?

1. Mục tiêu SMART là gì?

muc-tieu-smart (4)

Tên của phương pháp SMART được lấy từ chữ cái đầu của 5 từ:

S - Specific: Tính cụ thể

M - Measurable: Tính đo lường

A - Attainable: Tính khả quan

R - Relevant: Tính thực tế

T - Time-bound: Tính ràng buộc về thời gian

Các từ này thể hiện các đặc điểm cần có trong mục tiêu bạn đặt ra để có thể đạt được kết quả mà bạn mong muốn. 

Tính cụ thể (Specific)

muc-tieu-smart (1)

Mục tiêu của bạn phải cụ thể để bạn có thể tập trung vào việc đạt được nó. Những câu hỏi này sẽ giúp bạn đặt mục tiêu cụ thể:

  • Chính xác thì tôi muốn đạt được điều gì?
  • Tại sao mục tiêu này lại quan trọng?
  • Tôi có những tài nguyên gì?
  • Tôi có những hạn chế gì?

Ví dụ: nếu bạn muốn tiết kiệm tiền, hãy xác xem bạn cần tiền để làm gì: bạn muốn có thu nhập thụ động, để học cao học, hay đủ để trả trước cho khoản mua nhà?

Nếu bạn đang tiết kiệm để trả trước cho khoản mua nhà, bạn dự định dùng để ở hay sẽ cho thuê?

Nếu bạn đang cho thuê, liệu có cách đầu tư nào tốt hơn không?

Nếu bạn định dùng để ở thì bạn muốn mua căn hộ ở khu vực nào và trông như thế nào?

Bạn tiết kiệm một mình hay với ai khác? Bạn có nguồn thu nhập phụ nào không?

Hãy trả lời những câu hỏi này và đặt mục tiêu rõ ràng, cụ thể.

Tính đo lường (Measurable)

muc-tieu-smart (2)

Mục tiêu của bạn nên được đo lường để làm cho nó thực tế hơn và giúp bạn biết liệu mình có đang tiến triển thực sự hay không.

Bạn có thể đo lường mục tiêu bằng câu hỏi "Bao nhiêu". Ví dụ, “Tôi cần trả trước bao nhiêu tiền?” hoặc “Tôi phải tiết kiệm bao nhiêu tiền một tháng?”

Ngoài ra, có những mục tiêu phi tài chính như làm việc gì đó trong công việc hay học tập.

Bạn có thể đo lường chúng bằng các bước bạn cần thực hiện để đạt được mục tiêu.

Tính khả quan (Attainable)

muc-tieu-smart (6)

Mục tiêu của bạn nên khả quan, có thể hơi xa hơn một chút so với những gì bạn làm được ở hiện tại, nhưng vẫn trong khả năng ở tương lai.

Hãy suy nghĩ xem bạn có những kỹ năng và công cụ cần thiết hay không và trả lời những câu hỏi sau:

  • Làm thế nào tôi có thể đạt được mục tiêu của mình?
  • Mục tiêu này có khả quan không nếu xét đến những hạn chế mà tôi có?

Ví dụ: bạn đang mơ về biệt thự cao cấp ở trung tâm thành phố, nhưng nếu bạn phân tích thu nhập của mình, bạn nhận ra rằng bạn chỉ đủ khả năng mua một căn hộ 2 phòng ngủ không quá xa trung tâm.

Khi đó, có lẽ bạn nên chọn mục tiêu khả quan hơn.

Tính thực tế (Relevant)

muc-tieu-smart (5)

Mục tiêu của bạn nên phù hợp với các mục tiêu và hoàn cảnh khác trong cuộc sống của bạn. Hãy thử trả lời những câu hỏi sau:

  • Mục tiêu này có đáng không?
  • Đây có phải là thời điểm tốt nhất để thực hiện mục tiêu đó?
  • Tôi có thực sự cần nó không?
  • Tôi có thể đạt được tại thời điểm này không?

Ví dụ, việc tích tiền mua nhà là một mục tiêu tốt và quan trọng, nhưng chỉ khi đến một thời điểm nhất định trong đời.

Một sinh viên không có thu nhập ổn định sẽ không thể đạt được mục tiêu này. Khi đó, việc đặt mục tiêu sẽ chỉ dẫn tới thất vọng.

Nhưng một người đi làm nhiều năm kinh nghiệm có thể lên kế hoạch cho những thứ lớn lao như vậy.

Tính ràng buộc về thời gian (Time-bound)

muc-tieu-smart (3)

Đặt một khoảng thời gian cụ thể để hoàn thành mục tiêu. Hãy trả lời những câu hỏi này:

  • Khi nào tôi cần đạt được mục tiêu?
  • Tôi phải làm gì trong 1 tháng, 6 tháng, 1 năm...?
  • Hôm nay tôi nên làm gì?

Trong ví dụ trước đó, nếu chỉ đặt mục tiêu tiết kiệm tiền mua nhà, chúng ta sẽ không biết khi nào mình mới có đủ và dễ dàng để mất động lực.

Nhưng nếu chúng ta đặt ra một thời hạn, chẳng hạn 2 năm, thì mục tiêu sẽ trở nên cụ thể hơn.

Bằng cách này, bạn có thể tính toán và đặt ra một số tiền cụ thể để tiết kiệm hàng tháng.

2. Cách đặt mục tiêu SMART

Phương pháp SMART thường được sử dụng để đặt mục tiêu công việc, nhưng như bạn có thể thấy, bạn cũng có thể sử dụng nó để đạt được mục tiêu cá nhân của mình.

Tất cả những gì bạn phải làm là phân tích mục tiêu của mình theo 5 tiêu chí trên, viết mục tiêu ra giấy và chia nhỏ mục tiêu thành từng giai đoạn thực hiện với kế hoạch theo ngày/tuần/tháng/quý...

Khi thực hiện mục tiêu, bạn phải liên tục kiểm tra để biết tiến độ như thế nào và thực hiện các điều chỉnh liên quan tới mục tiêu nếu cần.

(Theo 5MC)

Hoàng Nguyên

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính