Khám chữa bệnh BHYT vượt tuyến là gì?
Khám bảo hiểm y tế vượt tuyến là trường hợp người bệnh khám ở cơ sở y tế là tuyến trên của nơi đăng ký chữa bệnh ban đầu. Ví dụ, nơi đăng ký bệnh viện thuộc tuyến huyện nhưng thực tế người bệnh không tới bệnh viện huyện khám mà lên thẳng bệnh viện thuộc tuyến tỉnh.
Mức hưởng BHYT khi khám chữa bệnh vượt tuyến
Mức BHYT khi khám bệnh vượt tuyến được chia thành hai trường hợp: Người khám tự ý vượt tuyến và người bệnh có giấy chuyển tuyến của bệnh viện tuyến dưới.
Khám BHYT vượt tuyến được hưởng bao nhiêu là thắc mắc của nhiều người
Trường hợp tự khám vượt tuyến
Theo Điểm 15, Điều 17 Luật Luật 46/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm Y tế, trường hợp người tham gia BHYT khám chữa bệnh vượt tuyến so với nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu thì mức hưởng như sau:
- Người bệnh hưởng 40% chi phí điều trị nội trú nếu cơ sở khám chữa bệnh là bệnh viện tuyến trung ương;
- Người bệnh hưởng 60% chi phí điều trị nội trú nếu cơ sở khám chữa bệnh là bệnh viện tuyến tỉnh. Từ 2021 thì người khám chữa bệnh được hưởng 100% hỗ trợ chi phí thuộc trường hợp này;
- Người bệnh hưởng 100% khi điều trị tại tuyến huyện.
Trường hợp chuyển tuyến điều trị
Theo Luật BHYT có sửa đổi, bổ sung, mức hưởng BHYT trong trường hợp được chuyển tuyến như sau:
- 100% với những người thuộc Điểm a, d, e, g, h và i nằm trong khoản 3 Điều 12 của Luật 46/2014/QH13;
- Người bệnh hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh nếu chi phí điều trị thấp hơn quy định của Chính phủ;
- Người bệnh hưởng 100% có ít nhất 5 năm liên tục đóng BHYT và có số tiền chi trả cho chi phí khám chữa bệnh cao hơn 6 tháng lương cơ sở.
- Người bệnh hưởng 95% chi phí với dối tượng thuộc Điểm a Khoản 2, Điểm k khoản 3, Điểm a Khoản 4 nằm trong Điều 12 của Luật 46/2014/QH13.
- Người bệnh hưởng 80% với các đối tượng còn lại.
Khám BHYT vượt tuyến chia thành 2 trường hợp: Tự ý vượt tuyến và chuyển tuyến
Thủ tục hưởng BHYT vượt tuyến
Hồ sơ hưởng BHYT vượt tuyến
- Bản chụp giấy tờ bao gồm: Thẻ BHYT; chứng minh thư hoặc thẻ căn cước; giấy ra viện hoặc giấy khám bệnh; sổ khám chữa bệnh.
- Bản gốc hóa đơn viện phí;
- Giấy chuyển tuyến (nếu có).
Quy trình hưởng BHYT vượt tuyến
Người tham gia BHYT chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, hồ sơ cần thiết nộp lên cơ quan BHXH cấp huyện hoặc ở nơi cư trú.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan bảo hiểm sẽ giải quyết với thời hạn không quá 40 ngày. Các trường hợp hồ sơ không hợp lệ phải thông báo bằng văn bản cho người tham gia BHYT hoặc người đại diện pháp luật được ủy quyền.
Thạch ThảoBạn đang xem bài viết Mức hưởng BHYT khi khám chữa bệnh vượt tuyến là bao nhiêu? tại chuyên mục Tin tức của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].