1. Tăng nguy cơ bị bệnh và dễ tử vong sớm
Một cuộc nghiên cứu gồm 54.000 người trưởng thành, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng những người ngủ dưới 6 tiếng/đêm hoặc nhiều hơn 9 tiếng/đêm có nguy cơ bị tiểu đường hoặc bệnh tim mạch, có nguy cơ bị đột quỵ, béo phì.
Thiếu ngủ khi còn trẻ có thể dẫn đến huyết áp cao. Còn nếu ngủ dưới 5 tiếng/đêm sẽ có nguy cơ cao chết sớm.
2. Suy giảm miễn dịch, dễ mắc bệnh
Vắc xin được bào chế để giúp tạo ra kháng thể hỗ trợ hệ miễn dịch chống lại nhiễm trùng và bệnh tật. Nhưng việc mệt mỏi do mất ngủ có thể dẫn đến hệ miễn dịch kém, cơ thể không tạo ra đủ kháng thể chống lại bệnh.
Một cuộc nghiên cứu được thực hiện ở những người tiêm vắc xin viêm gan B cho thấy những người ngủ ít hơn 6 tiếng/đêm có phản ứng ít hơn với vắc xin và tăng 11,5% nguy cơ không được bảo vệ.
3. Căng thẳng, trầm cảm
Khi không ngủ đủ giấc, cơ thể bạn sẽ sản sinh ra hormone cortisol gây căng thẳng, trầm cảm.
Đây là căn bệnh nguy hiểm có thể khiến bạn khó tập trung làm việc, học tập, ảnh hưởng đến chất lượng sống của bạn và những người xung quanh.
4. Ảnh hưởng đến khả năng học tập sáng tạo
Mất ngủ khi còn trẻ không chỉ tăng nguy cơ mắc bệnh tật mà nó còn khiến bạn giảm khả năng tư duy, sáng tạo. Các nhà nghiên cứu cho rằng sinh viên đại học ngủ ít sẽ đạt điểm kém hơn.
Bởi vì bộ não cần thời gian để dự trữ bộ nhớ và củng cố lại những kiến thức bạn học được và nó làm việc đó khi bạn ngủ.
Rất nhiều phần trong bộ não liên quan đến việc đưa ra quyết định. Khi bạn không để não nghỉ ngơi đầy đủ, nó sẽ giảm đi khả năng đó.
5. Ảnh hưởng đến tâm trạng
Trong một cuộc nghiên cứu gồm 78 người tham gia, họ theo dõi giấc ngủ và đánh giá tâm trạng của mình. Các nhà khoa học đã nhận thấy mệt mỏi sẽ làm tăng cảm xúc tiêu cực.
Như vậy, thiếu ngủ thực sự ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn và đó là lý do tại sao bạn nên chú trọng đến giấc ngủ của mình hơn.
6. Gây ra chứng giật nhãn cầu
Mất ngủ khi còn trẻ còn dẫn đến nguy cơ bị chứng giật nhãn cầu do mệt mỏi. Nó sẽ khiến thị lực trong mắt chuyển động lặp lại không thể kiểm soát được.
Những chuyển động đó sẽ khiến bạn khó nhìn, khó nhận biết các vật, thị lực giảm rõ rệt.
7. Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
Khi còn trẻ, chúng ta thường chủ quan với sức khỏe của mình, đặc biệt là sức khỏe sinh sản. Các chuyên gia cho rằng thiếu ngủ dẫn đến việc gây áp lực và khó có thể sản sinh ra hormone sinh sản.
Do đó, nếu bạn không muốn ảnh hưởng đến vai trò làm cha mẹ trong tương lai, hãy ngủ đủ giấc nhé.
8. Tăng cân
Nhiều cuộc nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng thiếu ngủ gây tăng cân ở người. Nó dẫn đến việc thèm ăn và khiến cơ thể phì ra trông thấy.
Cho nên, nếu bạn muốn giữ một thân hình khỏe mạnh và ưa nhìn, hãy ngủ đủ vào ban đêm.
9. Gặp những vấn đề về da dẫn đến lão hóa sớm
Không chỉ gặp vấn đề sức khỏe, thiếu ngủ còn khiến bạn già trước tuổi. Vì cơ thể sản sinh ra nhiều hormone coritsol sẽ làm phá vỡ collagen, một loại protein giúp da mịn màng, căng bóng.
Thiếu ngủ cũng giảm khả năng sinh ra hormone giúp da khỏe mạnh và gây ra nhiều nếp nhăn hơn. Chưa kể, da sẽ bị khô, mụn, xỉn màu và nhạy cảm hơn.
Thế nên, nếu bạn muốn trẻ lâu, hãy chú trọng đến giấc ngủ của mình mỗi ngày. Nhất là không được thức khuya, làm việc quá sức, nghĩ ngợi nhiều dẫn đến mất ngủ.
10. Phản ứng chậm, dễ bị tai nạn
Thiếu ngủ không chỉ khiến bạn gặp nhiều vấn đề về sức khỏe mà nó còn dẫn đến những ảnh hưởng hành vi.
Nếu cơ thể mệt mỏi vì thiếu ngủ, bạn sẽ phản ứng chậm hơn. Khi đi đường cũng cảm thấy uể oải, lơ mơ, ngủ gà ngủ gật dẫn đến tai nạn.
(Theo Cosmopolitan)
Xem thêm Clip: Thực phẩm tốt cho người bị mất ngủ
Minh TrầnBạn đang xem bài viết 10 tác hại khôn lường của việc mất ngủ, hãy thay đổi lối sống ngay kẻo hối không kịp tại chuyên mục Tư vấn chuyên gia của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].