Gợi ý mâm cúng rằm tháng 7 đủ đầy, chuẩn phong tục nhất

Mâm cúng rằm tháng 7 gồm những gì, gợi ý mâm cúng rằm tháng 7 đủ đầy, đúng phong tục nhất, các gia chủ nên tham khảo.

  Gợi ý mâm cúng rằm tháng 7 đủ đầy, chuẩn phong tục nhất

Gợi ý mâm cúng rằm tháng 7 đủ đầy, chuẩn phong tục nhất

Mâm cúng rằm tháng 7 gồm có những món gì?

Theo quan niệm của người Việt, ngày rằm tháng 7, các gia đình sẽ sắm mâm lễ mọn với tấm lòng thành kính để dâng lên thần Phật, gia tiên thêm mâm cúng cô hồn để cầu bình an, mọi sự suôn sẻ, may mắn.

Lễ cúng thần Phật, gia tiên sẽ thực hiện vào ban ngày còn cúng cô hồn sẽ làm vào lúc chiều tà.

Vậy mâm cúng rằm tháng 7 đúng phong tục sẽ gồm những món gì? Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn.

Mâm cúng Phật rằm tháng 7

Gợi ý mâm cúng rằm tháng 7 đủ đầy, chuẩn phong tục nhất 1

Tùy vào quan niệm của mỗi vùng miền, địa phương mà gia chủ sắm mâm cúng Phật là cỗ chay hay mâm ngũ quả. 

Thông thường, gia chủ nên chuẩn bị hoa tươi, quả chín có hương thơm, trà, nước cùng mâm cỗ chay với đầy đủ các món để dâng cúng.

Lưu ý, không dùng hoa dại, hoa giả để cắm trên ban thờ.

Mâm cúng gia tiên rằm tháng 7

Gợi ý mâm cúng rằm tháng 7 đủ đầy, chuẩn phong tục nhất 2

Sau khi chuẩn bị xong mâm cúng thần Phật là sẽ đến mâm cúng gia tiên. Mâm lễ này thường là lễ mặn với các món quen thuộc như: Xôi, thịt gà, canh măng, nem rán... Ngoài ra, gia chủ cũng cần chuẩn bị thêm hương, hoa, trầu cau, tiền vàng...

Bên cạnh đó còn có một số vật dụng hàng ngày làm bằng giấy để dâng cúng cho người âm.

Mâm cúng chúng sinh rằm tháng 7

Gợi ý mâm cúng rằm tháng 7 đủ đầy, chuẩn phong tục nhất 3

Theo quan niệm của Phật giáo, mâm cúng cô hồn nên chuẩn bị đồ chay, không cúng đồ mặn bởi nó dễ khơi dậy tham, sân si khiến vong hồn khó lòng siêu thoát.

Mâm cúng cô hồn ngày rằm gồm có: Cháo loãng, xôi chè, khoai lang luộc, bỏng ngô, hoa, quả, bánh kẹo, gạo, muối, quần áo chúng sinh, tiền vàng, nến, nước, hương, mía...

Lưu ý khi cúng rằm tháng 7

- Không nên sắm lễ quá lớn không phù hợp với điều kiện tài chính của gia đình. Chuyên gia phong thủy chia sẻ, mọi người không nên đốt quá nhiều vàng mã, chỉ nên hóa 9 lễ tiền vàng, 1 bộ quần áo để đổi lấy sự an yên trong tâm hồn.

- Nên cúng rằm vào ban ngày, tránh làm lúc xẩm tối bởi lúc này mặn trời đã lặn và cửa âm phủ đã đóng lại, vong hồn không nhận được lễ vật.

- Không cúng cô hồn bằng lễ mặn, phải đặt lễ cúng trước sân nhà. Tiền vàng rải ra 4 hướng mỗi hướng đặt 3 - 5 hoặc 7 nén hương. Kết thúc lễ cúng, đem gạo và muối vãi ra đường rồi đốt vàng mã.

*Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo

Thanh Hương

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính