5 điều kỵ khi lau dọn ban thờ ngày rằm tháng 7, nhớ kỹ để không phạm

Khi lau dọn ban thờ ngày rằm tháng 7, các gia chủ nhất định phải lưu ý những điều cơ bản, tránh phạm phải 5 điều cấm kỵ dưới đây.

Có nên lau dọn ban thờ ngày rằm tháng 7 không?

Theo các chuyên gia phong thủy, tháng cô hồn nói chung hay rằm tháng bảy nói riêng, các gia đình không nên bao sái ban thờ mà chỉ nên lau sạch đèn nến, đồ thờ. Tuyệt đối không dịch chuyển bát hương hay rút tỉa chân hương.

5 điều kỵ khi lau dọn ban thờ ngày rằm tháng 7, nhớ kỹ để không phạm 0

Lau dọn ban thờ ngày rằm tháng 7 cần lưu ý những gì?

Dù không tiến hành rút tỉa chân nhang hay dịch chuyển bát hương nhưng khi lau dọn ban thờ, gia chủ cần lưu ý tiến hành dọn cẩn thận để tránh phạm phải điều kỵ. Dưới đây là 5 điều cần ghi nhớ, tránh vướng phải mà phạm đại kỵ.

Dùng nước lạnh để lau bài vị

Một lưu ý mà gia chủ cần ghi nhớ khi lau dọn bài vị là phải dùng nước ấm, tuyệt đối không sử dụng nước lạnh.

Lau bát hương nên cẩn thận để không làm xê dịch vị trí. Sử dụng giẻ sạch lau bớt bụi bẩn, tàn nhang.

Thứ tự lau bài vị

Trong quá trình lau bài vị trên ban thờ, gia chủ lưu ý thứ tự lau. Phải lau bài vị của thần Phật trước sau đó mới đến bài vị của tổ tiên, nếu làm ngược lại sẽ bị coi là mạo phạm.

Do đó, bạn cần chú ý tránh phạm phải điều kỵ này nhé.

5 điều kỵ khi lau dọn ban thờ ngày rằm tháng 7, nhớ kỹ để không phạm 1

Làm đổ vỡ đồ thờ

Đồ thờ cúng là những vật vô cùng linh thiêng, nó thể hiện sự tôn kính với người đã khuất vì thế trong quá trình bao sái ban thờ, gia chủ nên cẩn thận tránh làm đổ vỡ.

Theo quan niệm dân gian, việc không cẩn thận làm vỡ đồ thờ là điềm báo chuyện không may sắp xảy ra và đây cũng bị coi là thiếu sự tôn trọng với người đã khuất.

Rút chân hương, đổ hết tro ra ngoài

Một trong những sai lầm mà nhiều người phạm phải khi bao sái ban thờ đó chính là rút hết sạch chân hương sau đó đổ hết tro bát hương ra bên ngoài. Các chuyên gia phong thủy cho rằng, đây là một hành động gây tán tài tán lộc.

Trong trường hợp buộc phải thay bát hương, chân hương thì nên dùng thìa sạch xúc từng thìa đổ ra ngoài chứ không được đổ ụp phần tro như đã nêu trên.

Dùng đồ không sạch sẽ để bao sái ban thờ

Quá trình bao sái ban thờ, gia chủ cần sử dụng chổi, khăn lau là đồ mới chỉ dùng để lau dọn bát hương, đồ thờ.

Không dùng chổi, khăn lau đã sử dụng qua bởi như thế là hành động thiếu tôn nghiêm đồng thời mang nhiều uế tạp.

Trên đây là 5 điều cấm kỵ cơ bản khi bao sái ban thờ dịp rằm tháng 7 mà gia chủ nào cũng nên nhớ. 

*Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo

Thanh Hương

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính