Dưới đây là thông tin về râu ngô, bao gồm cả công dụng, lợi ích và lượng khuyến nghị.
Râu ngô được sử dụng như thế nào?
Râu ngô giúp thụ phấn và sự phát triển của ngô, nhưng chúng cũng được sử dụng trong y học cổ truyền.
Râu ngô có chứa nhiều hợp chất thực vật có thể có nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau.
Trong y học cổ truyền Trung Quốc và người Mỹ bản địa, nó được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh bao gồm: các vấn đề về tuyến tiền liệt, sốt rét, nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) và bệnh tim.
Nghiên cứu gần đây hơn đã chỉ ra rằng râu ngô cũng có thể giúp giảm huyết áp, cholesterol, đường huyết và viêm.
Râu ngô có thể được sử dụng tươi nhưng thường được sấy khô trước khi dùng dưới dạng trà hoặc chiết xuất.
Lợi ích sức khỏe của râu ngô
Mặc dù râu ngô được sử dụng thường xuyên trong y học nhưng các nghiên cứu về nó vẫn còn hạn chế.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu sơ bộ cho thấy rằng râu ngô đem lại lợi ích sức khỏe, đặc biệt đối với một số loại bệnh viêm như bệnh tim và tiểu đường.
- Cung cấp chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa là các hợp chất thực vật bảo vệ các tế bào của cơ thể bạn khỏi các tổn thương gốc tự do và stress oxy hóa. Stress oxy hóa là một trong những nguyên nhân chính của một số bệnh mãn tính, bao gồm tiểu đường, bệnh tim, ung thư và viêm.
Râu ngô là một nguồn giàu chất chống oxy hóa flavonoid.
Nhiều nghiên cứu trên ống nghiệm và động vật chứng minh rằng flavonoid có trong râu ngô làm giảm căng thẳng oxy hóa và bảo vệ chống lại tổn thương gốc tự do.
- Đặc tính chống viêm
Viêm là một phần của phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể bạn. Tuy nhiên, viêm quá mức có thể dẫn đến một loạt các bệnh, bao gồm bệnh tim và tiểu đường.
Các nghiên cứu trên ống nghiệm và động vật đã phát hiện ra rằng chiết xuất râu ngô có thể làm giảm viêm bằng cách ức chế hoạt động của 2 hợp chất gây viêm chính.
Râu ngô cũng chứa magiê, giúp điều chỉnh phản ứng viêm của cơ thể bạn.
- Kiểm soát lượng đường trong máu
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng râu ngô có thể làm giảm lượng đường trong máu và giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh tiểu đường.
Một nghiên cứu trên động vật cho biết rằng những con chuột mắc bệnh tiểu đường được dùng flavonoid râu ngô đã làm giảm đáng kể lượng đường trong máu so với nhóm đối chứng.
Một nghiên cứu khác gần đây cũng tiết lộ rằng chất chống oxy hóa trong râu ngô có thể giúp ngăn ngừa biến chứng tiểu đường dẫn đến suy thận.
- Hạ huyết áp
Râu ngô có thể là một điều trị hiệu quả cho huyết áp cao.
Đầu tiên, nó khuyến khích loại bỏ chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể bạn. Như vậy, nó có thể là một thay thế tự nhiên cho thuốc lợi tiểu, thường được sử dụng để giảm huyết áp.
Hơn nữa, một nghiên cứu gần đây trên chuột đã phát hiện ra rằng chiết xuất râu ngô làm giảm đáng kể huyết áp bằng cách ức chế hoạt động của enzyme chuyển đổi angiotensin (ACE).
Trong một nghiên cứu kéo dài 8 tuần, 40 người bị huyết áp cao đã được bổ sung lượng chiết xuất râu ngô cho đến khi họ đạt được liều 260 mg mỗi kg trọng lượng cơ thể.
Huyết áp của họ giảm đáng kể so với nhóm đối chứng. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn ở con người.
- Giảm cholesterol
Râu ngô cũng có thể giúp giảm cholesterol.
Một nghiên cứu trên động vật cho thấy những con chuột được bổ sung chiết xuất từ râu ngô đã giảm đáng kể lượng cholesterol toàn phần và LDL (có hại) cùng với sự gia tăng của cholesterol HDL (có lợi).
Trong một nghiên cứu khác ở những con chuột được cho ăn chế độ ăn nhiều chất béo, những con được ăn râu ngô có tổng lượng cholesterol thấp hơn đáng kể so với những con không được bổ sung.
Dùng râu ngô bao nhiêu là đủ?
Hầu hết các nghiên cứu hiện có cho thấy rằng râu ngô không độc hại và lượng dùng hàng ngày lên tới 10 gram mỗi kg trọng lượng cơ thể có thể an toàn cho hầu hết mọi người.
Hầu hết các hưỡng dẫn sử dụng bổ sung râu ngô đều khuyên dùng liều thấp hơn đáng kể là 400 – 450mg, uống 2-3 lần mỗi ngày.
Khi nào không nên dùng râu ngô?
Nếu bạn bị dị ứng với ngô hoặc các sản phẩm ngô, bạn nên tránh râu ngô. Hơn nữa, bạn không nên ăn râu ngô nếu bạn đang dùng một số loại thuốc sau:
- Thuốc lợi tiểu
- Thuốc huyết áp
- Thuốc trị tiểu đường
- Thuốc chống viêm
- Chất làm loãng máu
Hơn nữa, bạn nên tránh râu ngô nếu bạn đang bổ sung kali vì râu ngô có thể làm tăng bài tiết khoáng chất này.