Bệnh loãng xương là gì?
Loãng xương (osteoporosis) là một căn bệnh thầm lặng, nó làm cho xương bị yếu đi, cấu trúc xương bị tổn hại làm cho xương giòn, dễ gẫy và hậu quả cuối cùng là gãy xương.
Nó được gọi là căn bệnh "thầm lặng" bởi gần như không biểu hiện triệu chứng, cho đến khi người bệnh bị gãy xương thì căn bệnh này đã tiến triển được vài năm.
Chấn thương phổ biến nhất ở người bị loãng xương là gãy xương cổ tay, xương hông hoặc xương cột sống (đốt sống). Người bệnh cũng thường bị gãy cánh tay hoặc xương chậu.
Đôi khi, chỉ một cơn ho hoặc hắt hơi cũng có thể làm người bệnh gãy xương sườn hoặc gãy một phần xương cột sống. Những chấn thương như gãy cột sống có thể gây đau đớn lâu dài.
Ngoài gãy xương, người già bị loãng xương cũng thường bị khomluwng. Điều này là do xương ở cột sống bị gãy, khiến cột sống không thể chịu được trọng lượng của cơ thể như bình thường.
Nguyên nhân gây bệnh loãng xương
Nguyên nhân chính là do mất xương, xảy ra một cách tự nhiên khi chúng ta già đi. Tuy nhiên, một số người bị mất xương nhiều và nhanh hơn những người khác, khiến nguy cơ bị loãng xương cao hơn.
Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới vì họ bị mất xương nhanh chóng trong vài năm đầu sau thời kỳ mãn kinh, đặc biệt nếu thời kỳ mãn kinh bắt đầu trước 45 tuổi hoặc đã cắt bỏ buồng trứng.
Tuy nhiên, bệnh loãng xương cũng có thể ảnh hưởng đến nam giới, phụ nữ trẻ và trẻ em.
Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia chính phủ Anh (NHS), các nguyên nhân khác gây bệnh loãng xương là:
- Dùng thuốc steroid liều cao trong hơn 3 tháng.
- Các bệnh lý khác, như viêm, các tình trạng liên quan đến hormone, kém hấp thu.
- Gia đình có tiền sử bị loãng xương.
- Sử dụng lâu dài một số loại thuốc ảnh hưởng sức khỏe xương hoặc nồng độ hormone, như thuốc ức chế estrogen điều trị ung thư vú.
- Đã hoặc đang mắc chứng rối loạn ăn uống, như chán ăn hoặc ăn uống mất kiểm soát.
- Chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp.
- Không tập thể dục thường xuyên.
- Uống rượu, hút thuốc nhiều.
Cách điều trị bệnh loãng xương
Có một số phương pháp điều trị đơn giản như dùng thuốc tăng cường sức khỏe xương. Điều này còn phụ thuộc vào việc xương bạn có yếu, nguy cơ mắc bệnh cao hay không.
Các bác sĩ cân nhắc một số yếu tố như tuổi tác, giới tính và kết quả đo mật độ xương của bạn.
Nếu bạn cần điều trị, bác sĩ có thể đề xuất kế hoạch điều trị an toàn và hiệu quả nhất cho bạn.
Cách phòng ngừa loãng xương
Nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh loãng xương, bạn nên thực hiện các bước phòng ngừa để giúp xương luôn khỏe mạnh, ví dụ như:
- Tập thể dục thường xuyên để giữ cho xương chắc khỏe.
- Ăn uống lành mạnh, bổ sung thực phẩm giàu canxi và vitamin D.
- Uống thuốc bổ sung hàng ngày có chứa 10 microgam vitamin D.
- Thay đổi lối sống, chẳng hạn như bỏ hút thuốc và giảm uống rượu.
(Theo Express)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết Cảnh báo căn bệnh thầm lặng tấn công hơn 3 triệu người Việt, nhất là phụ nữ trên tuổi 50 tại chuyên mục Các bệnh của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].