Giữ gìn, lan tỏa nét đẹp văn hóa gia đình Thăng Long - Hà Nội: Bài 3: Vun đắp hệ giá trị gia đình Thủ đô

Những tác động của điều kiện kinh tế xã hội ngày càng to lớn tới việc hình thành và biến đổi hệ giá trị mới về văn hóa gia đình, định hướng giá trị về gia đình. Những khó khăn, thách thức này đặt cho công tác xây dựng hệ giá trị gia đình Thủ đô những nhiệm vụ mới, cần triển khai ở tầm chiến lược, đồng bộ và có tính khả thi.

Dự báo về sự phát triển của gia đình Hà Nội

Trong cuốn sách Gia đình Thăng Long - Hà Nội, GS Lê Thị Quý - Chủ tịch Quỹ Văn hiến Việt Nam nhận định: Gia đình Hà Nội cũng đứng trước các thách thức. Đó là sự bận rộn của các thành viên gia đình trong các hoạt động kinh tế và xã hội đã làm giảm sút thời gian của gia đình. Vấn đề chăm sóc và giáo dục con cái, phụng dưỡng cha mẹ già vì thế, cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 

Những tác động của điều kiện kinh tế xã hội ngày càng to lớn tới việc hình thành và biến đổi hệ giá trị mới về văn hóa gia đình, định hướng giá trị về gia đình. Những chuẩn mực mới về quyền cá nhân, quyền trẻ em, bình đẳng giới sẽ càng được tôn trọng. Trong xã hội hiện đại, hôn nhân vẫn còn giá trị cao, tình yêu vẫn là cơ sở chính của hôn nhân. Cha mẹ sẽ gần gũi, tôn trọng con cái hơn trong xu thế không chỉ sinh thành và nuôi dưỡng chúng mà còn là người bạn lớn của chúng. 

Những tác động của điều kiện kinh tế xã hội ngày càng to lớn tới việc hình thành và biến đổi hệ giá trị mới về văn hóa gia đình.

Những tác động của điều kiện kinh tế xã hội ngày càng to lớn tới việc hình thành và biến đổi hệ giá trị mới về văn hóa gia đình.

Trong gia đình các chuẩn mực về hiếu thảo và trinh tiết có thay đổi. Việc cô gái có thai trước khi kết hôn là chuyện bình thường không quá nặng nề như trước. 

Tuy nhiên, giá trị của đồng tiền trong hôn nhân sẽ rất quan trọng đối với nhiều gia đình. Nó sẽ là cơ sở chi phối nhiều cuộc hôn nhân nhưng nó sẽ được coi là phương tiện sống và xây dựng hạnh phúc chứ không phải mục đích sống.

Gia đình sẽ là một đơn vị văn hóa, nơi các thành viên không chỉ trao đổi với nhau về công việc, bếp núc mà còn trao đổi về các vấn đề chính trị, thời sự, tin học, kinh tế, văn hóa, nghệ thuật, thời trang, âm nhạc, thể thao…Sự hiểu biết của các thành viên gia đình nhờ thế sẽ sâu rộng hơn. Các chuẩn mực văn hóa mới sẽ hình thành trên cơ sở những hiểu biết cao về văn hóa của các thành viên gia đình.

Ly hôn nhiều và nhẹ nhàng hơn. Con người dần xử sự với nhau sau ly hôn có văn hoá, làm giảm thiểu hậu quả nặng nề của ly hôn, đặc biệt là đối với con cái. Xung đột giữa văn hóa cá nhân và văn hóa tập thể trong gia đình và cách giải quyết xung đột sẽ dựa trên nền tảng kiến thức, đạo đức, luật pháp.

Giải mã những vấn đề đặt ra trong công tác xây dựng hệ giá trị gia đình

Cũng theo GS Lê Thị Quý, để gia đình Thăng Long- Hà Nội phát triển hoàn hảo, công tác xây dựng hệ giá trị gia đình Thủ đô cần thực hiện những nhiệm vụ mới, triển khai ở tầm chiến lược, đồng bộ và có tính khả thi.

Thứ nhất, cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đối với việc quản lý gia đình, đưa những nhân tố mới vào phong trào xây dựng gia đình văn hóa, coi gia đình văn hóa là một trong những động lực quan trọng quyết định thành công của sự phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội.

Các tiêu chí xây dựng gia đình văn hóa phải phù hợp và có ý nghĩa thiết thực với đời sống của nhân dân, không đưa những tiêu chí chung chung mà cần đưa những tiêu chí cụ thể, dễ hiểu. Chẳng hạn như tiêu chí hạnh phúc. Quan niệm thế nào là hạnh phúc thì rất khác nhau, nó phụ thuộc vào trình độ nhận thức của từng người.

Vì vậy chúng ta phải đưa ra một khung chung. Đó là các gia đình tạo cơ hội phát triển  bình đẳng cho tất cả các thành viên, không phân biệt con trai hay con gái, vợ hay chồng; Gia đình tôn trọng và thực hiện những giá trị truyền thống: cha mẹ nhân từ, con cái hiếu thảo, anh em như chân tay, vợ chồng hòa thuận, chung thủy, không có bạo lực gia đình...

Giải mã những vấn đề đặt ra trong công tác xây dựng hệ giá trị gia đình.

Giải mã những vấn đề đặt ra trong công tác xây dựng hệ giá trị gia đình.

Thứ hai, tiếp tục truyền thông sâu rộng cho người dân hiểu về kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam gắn với những tư tưởng tiên tiên tiến của thời đại. Từng người, từng gia đình vẫn giữ “nếp nhà”, gia phong, gia giáo, gia lễ để Hà Nội mãi mãi là dải đất ngàn năm thanh lịch. Đề cao trách nhiệm của mỗi gia đình trong việc xây dựng và bồi dưỡng nhân cách cho các thành viên trong gia đình có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước và đóng góp nguồn nhân lực có chất lượng cao cho xã hội.

Công tác bình xét danh hiệu gia đình văn hóa phải được tiến hành theo tiêu chí thống nhất, trên nguyên tắc công bằng, dân chủ, đáp ứng được nguyện vọng, tâm tư, tình cảm, tạo được sự đồng tình hưởng ứng của nhân dân.

Cần có sự đầu tư về kinh phí, nguồn lực cho phong trào xây dựng gia đình văn hóa. Đầu tư cho các cán bộ trực tiếp làm công tác này cả về kiến thức và kỹ năng về gia đình văn hóa.Thường xuyên tổng kết phong trào xây dựng gia đình văn hóa để rút kinh nghiệm kịp thời.

Cùng đề cập tới giải pháp xây dựng hệ giá trị gia đình Thủ đô, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội PGS.TS Bùi Hoài Sơn khẳng định, Hà Nội có vị trí quan trọng trong dòng chảy phát triển văn hóa đất nước. Thủ đô ngàn năm văn hiến là nơi hội tụ, kết tinh và tỏa sáng những giá trị văn hóa dân tộc, được xem là tiêu biểu cho sức mạnh văn hóa Việt Nam. Do vậy, xây dựng hệ giá trị văn hóa Thủ đô phải được nhìn nhận trong trục tọa độ văn hóa dân tộc, gắn với bối cảnh xã hội đương đại. Ở đó, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang đặt ra cả cơ hội và thách thức cho sự phát triển văn hóa Thủ đô và đất nước...

V.Linh

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính