(Xem phần 1 tại đây.)
Những mẫu câu hỏi han, quan tâm
1. Are you warm enough?
Con có đủ ấm không?
2. Are you hurt?
Con có đau không?
3. Where are you hurt?
Con bị đau ở đâu?
4. Where did you get hurt?
Sao con lại bị đau thế này?
5. Are you hungry?
Con có đói không?
6. Are you sleepy?
Con có buồn ngủ không?
7. Are you tired?
Con có mệt không?
8. Are you happy?
Con có vui không?
9. Are you sad?
Con có buồn không?
10. Are you scared?
Con có sợ không?
Những mẫu câu để khiển trách
11. Be nice to your mom/sister/...
Con phải ngoan với mẹ/chị con/..., nghe chưa?
Nếu bạn chứng kiến con cư xử không thích hợp với ai đó, bạn có thể dùng câu này để nhắc nhở bé.
12. Where are your manners?
Phép lịch sự của con ở đâu?
Nếu con bạn có những hành vi thiếu tế nhị, lịch sự trước mọi người (chẳng hạn con ngoáy mũi, ợ hơi khi đang ăn tối), bạn có thể dùng mẫu câu này.
13. Don’t do that, it’s not nice!
Đừng làm vậy, không ngoan đâu!
Mẫu câu này rất thông dụng khi nhắc nhở trẻ nhỏ không được làm điều gì đó không phù hợp.
Những mẫu câu an ủi khi con khóc
14. This is really hard for you.
Mẹ biết chuyện này rất khó khăn với con.
15. I'm here with you.
Mẹ bên con đây.
16. Tell me about it.
Kể cho mẹ nghe có chuyện gì nào.
17. I'll help you work it out.
Mẹ sẽ giúp đỡ con xử lý chuyện này
18. I'm listening/ I hear you.
Mẹ nghe con đây.
Cha mẹ có thể tham khảo 10 câu nói với con thay cho "Stop crying" (Đừng khóc nữa).
Những mẫu câu yêu cầu, nhắc nhở
19. Hurry up!
Nhanh lên con
20. Get ready!
Chuẩn bị sẵn sàng đi con!
Những mẫu câu khen ngợi
21. Good job!
Làm tốt lắm!
22. You’re doing this well!
Con đang làm rất tốt!
Mẫu câu này để khen khi con đang làm một việc gì đó cụ thể.
23. Wow! That’s a huge leap forward!
Wow! Con tiến bộ nhiều đấy!
Cha mẹ cũng cần lưu ý khi khen ngợi trẻ, cần khen một cách đúng đắn, khen hành động, việc làm cụ thể của trẻ thay vì khen chung chung.
Ảnh minh họa: Bộ ảnh "Tình nhân của mẹ" - Nguyễn Nữ Hoàng Công
Hoàng Nguyên (theo English Harmony)Bạn đang xem bài viết Những mẫu câu tiếng Anh thông dụng để giao tiếp với con khi ở nhà (Phần 2) tại chuyên mục Cha mẹ thông thái của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].