Giải pháp mới trong điều trị cho bệnh nhân mắc tim mạch

Công nghệ điều hợp sinh học có nhiều điểm khác biệt với stent truyền thống với thiết kế tháo mắt cáo giải phóng nhu động tự nhiên của thành mạch. Đây là điều chưa có tiền lệ trong tim mạch can thiệp và hứa hẹn mở ra nhiều kỳ vọng trong điều trị lâu dài cho bệnh nhân mắc bệnh tim mạch

 Đó là nội dung chuỗi hội thảo phục hồi chức năng mạch vành bằng công nghệ điều hợp sinh học mới lần lượt diễn ra tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Khánh Hòa  và Bệnh viện Đại học Y Dược (BV ĐHYD) Tp.HCM do chuyên gia tim mạch trong nước và chuyên gia can thiệp tim mạch hàng đầu Nhật Bản - Tiến sĩ, bác sĩ Makoto Sekiguchi phối hợp thực hiện

TS. BS Makoto cùng PGS. TS. BS Huỳnh Văn Thưởng và các bác sĩ tim mạch can thiệp tại BVĐK tỉnh Khánh Hòa đã thực hiện thành công 9 ca can thiệp mạch vành bằng công nghệ điều hợp sinh học.

TS. BS Makoto cùng PGS. TS. BS Huỳnh Văn Thưởng và các bác sĩ tim mạch can thiệp tại BVĐK tỉnh Khánh Hòa đã thực hiện thành công 9 ca can thiệp mạch vành bằng công nghệ điều hợp sinh học.

Tình trạng bệnh mạch vành tại Việt Nam và các vấn đề trong can thiệp mạch vành

Tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có khoảng 200.000 bệnh nhân qua đời vì bệnh tim mạch. Trong các bệnh lý tim mạch, bệnh động mạch vành là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong hoặc tàn phế.

Bệnh mạch vành xảy ra khi động mạch vành bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn bởi mảng bám (được tạo thành từ các chất béo và hợp chất khác) tích tụ dọc theo thành động mạch - tình trạng này thường được gọi là xơ vữa động mạch. Mạch vành bị xơ vữa có lòng mạch hẹp gây ra những cơn đau tức ngực, thậm chí tắc nghẽn dẫn tới nhiều hậu quả như nhồi máu cơ tim, truỵ tim, suy tim, thậm chí tử vong.

Hiện nay, để điều trị các bệnh lý tim mạch, stent phủ thuốc được đánh giá là tiêu chuẩn vàng. Tuy nhiên, phương pháp can thiệp này vẫn còn một số hạn chế nhất định trong dài hạn.

Khi stent được tiến hành can thiệp vào mạch vành, bên cạnh việc tái thông lòng mạch, khung kim loại stent sẽ cố định thành mạch, khiến mạch máu bị đóng khung và hạn chế nhu động của thành mạch, khiến cho mảng bám xơ vữa phát triển và dễ dẫn đến hiện tượng tái hẹp.

GS. TS. BS Thạch Nguyễn - “Cha đẻ” của ngành tim mạch can thiệp Việt Nam đánh giá: “Các stent phủ thuốc là một bước tiến trong điều trị can thiệp mạch vành cho bệnh nhân, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế, điểm yếu nhất định, đặc biệt là tỷ lệ tái hẹp sau điều trị. Đây là trăn trở lớn của bác sĩ can thiệp tim mạch, cần tìm ra giải pháp điều trị không những an toàn mà còn hiệu quả lâu dài cho bệnh nhân”.

Bước tiến mới trong điều trị mạch vành nhanh chóng được áp dụng tại Việt Nam

Kể từ 2023, công nghệ điều hợp sinh học đã được ứng dụng rộng rãi tại các bệnh viện lớn tại Việt Nam như BV Chợ Rẫy, BV ĐHYD Tp.HCM, Viện Tim Tp.HCM, BV Thống Nhất, BV Hùng Vương. Ngoài ra, các bệnh viện ở địa phương, đơn cử như BVĐK tỉnh Khánh Hòa, BVĐK tỉnh Phú Thọ, BVĐK tỉnh Kiên Giang, BV Trung ương Cần Thơ, BVĐK tỉnh Trà Vinh cũng đã nhanh chóng cập nhật công nghệ mới này.

Gần đây nhất, BVĐK tỉnh Khánh Hoà và BV ĐHYD Tp.HCM cũng đã tổ chức thành công hội thảo “Phục hồi chức năng mạch vành bằng công nghệ điều hợp sinh học” với sự tham gia của chuyên gia can thiệp tim mạch Nhật Bản - Tiến sĩ, bác sĩ Makoto.

TS. BS Makoto cùng các chuyên gia tim mạch tại BV ĐHYD Tp.HCM thành công ứng dụng công nghệ điều hợp sinh học mới.

TS. BS Makoto cùng các chuyên gia tim mạch tại BV ĐHYD Tp.HCM thành công ứng dụng công nghệ điều hợp sinh học mới.

Theo PGS. TS. BS Huỳnh Văn Thưởng: “Công nghệ điều hợp sinh học có nhiều điểm khác biệt với stent truyền thống với thiết kế tháo mắt cáo giải phóng nhu động tự nhiên của thành mạch. Đây là điều chưa có tiền lệ trong tim mạch can thiệp và hứa hẹn mở ra nhiều kỳ vọng trong điều trị lâu dài cho bệnh nhân”.

Trong chuỗi hội thảo kéo dài 3 ngày, TS. BS Makoto đã cùng các chuyên gia tim mạch tại BVĐK tỉnh Khánh Hòa và BV ĐHYD Tp.HCM thực hiện thành công 11 ca can thiệp mạch vành. Các bệnh nhân đã ổn định sau can thiệp và có kết quả phục hồi tích cực.

Theo TS. BS Trần Hòa, Phó trưởng ban Can thiệp tim mạch BV ĐHYD Tp.HCM, tổng thư ký Phân hội Xơ vữa Động mạch Việt Nam đánh giá tích cực về công nghệ điều hợp sinh học mới nàyCông nghệ mới đã thể hiện nhiều sự hứa hẹn vượt trội trong điều trị khôi phục chức năng mạch vành như tăng diện tích lòng mạch, giải phóng nhu động tự nhiên của mạch máu, thậm chí còn có biểu hiện đẩy lùi mảng bám xơ vữa. Điều này đã được chứng minh thông qua nghiên cứu lâm sàng lẫn kết quả thực tiễn trong những ca can thiệp thành công tại Việt Nam. Công nghệ này đã mở ra nhiều triển vọng cho bệnh nhân mạch vành cùng thân nhân tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung.”

PV

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính