Hơn 237.000 ca mắc, 98 ca tử vong
Theo báo cáo tổng hợp của các địa phương, cả nước hiện đã ghi nhận 236.730 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 98 ca tử vong.
Nhiều nhất là ở TP.HCM đã ghi nhận tới 62.085 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng hơn 7 lần với cùng kỳ năm 2021, số ca sốt xuất huyết nặng là 1.360 ca. Tổng số ca tử vong do sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay là 25 trường hợp, nhiều nhất trong 10 năm qua.
Tại Hà Nội, ghi nhận 4.720 ca mắc sốt xuất huyết (tăng gấp 3,8 lần so với số mắc cùng kỳ năm 2021), trong đó có 5 ca tử vong. Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã và 465/579 xã, phường, thị trấn. Tuýp virus Dengue lưu hành trên địa bàn thành phố là D1 và D2, D4.
CDC Hà Nội cũng cho biết từ đầu năm đến nay, thành phố đã ghi nhận 240 ổ dịch tại 27 quận, huyện. Hiện tại còn 80 ổ dịch đang hoạt động, CDC Hà Nội nhận định số ca mắc sốt xuất huyết tiếp tục gia tăng trong thời gian tới do đang trong cao điểm mùa dịch.
Các tỉnh, thành khác đều ghi nhận số ca mắc sốt xuất huyết đang theo chiều hướng gia tăng.
Dấu hiệu phân biệt để không nhầm lẫn sốt virus hay cúm
Hiện nay có khoảng 75% số trường hợp tử vong do sốt xuất huyết là người lớn. Có những trường hợp đến bệnh viện muộn khiến gia tăng nguy cơ tử vong do không được can thiệp điều trị kịp thời.
Khi bị muỗi nhiễm virus đốt, người bệnh sẽ gặp phải một trong 2 trường hợp là sốt xuất huyết biểu hiện ra bên ngoài hoặc xuất huyết nội tạng.
Dấu hiệu nhận biết sốt xuất huyết gồm:
- Bắt đầu bằng triệu chứng sốt (trong vòng 4-7 ngày tính từ sau khi bị truyền bệnh bởi muỗi), có thể sốt cao tới 40,5 độ và kèm theo các biểu hiện như:
-Đau phía sau mắt
-Đau nhức đầu nghiêm trọng
-Đau khớp và cơ
-Phát ban
-Buồn nôn và ói mửa
Khi gặp các triệu chứng này, người bệnh hãy chủ động đi khám để sớm phát hiện và điều trị bệnh.
V.LinhBạn đang xem bài viết Gần 100 người lớn và trẻ em qua đời do sốt xuất huyết, cần biết ngay 6 dấu hiệu phân biệt với sốt virus tại chuyên mục Đời sống của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].