Để đưa ra kết luận trên, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của caffein với bệnh đau đầu. Họ mời 98 người tình nguyện, chủ yếu là phụ nữ, tham gia thí nghiệm. Những người này thường chịu từ 2-15 lần đau đầu mỗi tháng.
Người tình nguyện được yêu cầu ghi chép lại nhật ký để theo dõi các yếu tố liên quan tới lối sống như lượng caffein, lượng rượu tiêu thụ, các hoạt động thể chất, mức độ căng thẳng, và liệu họ có bị đau đầu ngày hôm đó… trong ít nhất 6 tuần.
66% người tham gia thí nghiệm cho biết họ uống từ 1-2 cốc cà phê/ngày, 20% không uống cà phê và 12% cho biết họ uống từ 3-4 cốc/ngày.
Kết quả là dường như không có mối liên hệ giữa những người uống 1-2 cốc đồ uống có caffein/ngày với các cơn đau đầu. Nhưng với những người ít khi uống caffeine thì việc uống từ 1-2 cốc cũng khiến nguy cơ đau đầu tăng cao. Với những người thường chỉ uống từ 1-2 cốc/ngày, việc uống 3-4 cốc cũng làm tăng nguy cơ bị đau đầu. Nguy cơ này càng tăng khi lượng caffein càng tăng: tăng 1,4 lần nếu uống 3-4 cốc, tăng 2,6 lần nếu uống từ 5 cốc trở lên.
“Tôi khá ngạc nhiên khi thấy rằng những người chỉ uống 1 hoặc 2 cốc cà phê không bị cơn đau đầu. Chỉ khi bạn uống từ 3 cốc hoặc nhiều hơn thì những cơn đau đầu mới xuất hiện vào cùng ngày hoặc ngày hôm sau” – người đúng đầu nghiên cứu, tiến sĩ khoa học Elizabeth Mostofsky - một nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Trung tâm y tế Beth Israel Deaconess và một giảng viên dịch tễ học tại Harvard từ Trường Y tế Công cộng T.H. Chan. - cho biết.
Kết quả này phù hợp với những nghi ngờ mà các chuyên gia về bệnh đau đầu đưa ra.
“Chúng tôi đã khuyến cáo bệnh nhân của mình hạn chế lượng cà phê đưa vào cơ thể, còn 355 ml/ngày” – Giáo sư Daniel Knepper ngành thần kinh học thuộc Đại học Pittsburgh, Mỹ cho biết.
Bất chấp việc bị nhiều người coi là loại thực phẩm gây nghiện, cà phê có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nó được chứng minh là có tác dụng giảm đau, cải thiện khả năng nhận thức, giảm nguy cơ ung thư và thậm chí là giúp kéo dài tuổi thọ.